Chẳng việc gì phải vội

Điện Kremlin-Moscow Russia. (Hình minh họa:m Michael Parulava/Unsplash)

Ngày 9 Tháng Giêng năm 2025, người phát ngôn Điện Kremlin là Dmitry Peskov tuyên bố rằng Nga sẵn sàng đàm phán với Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump nếu ông ta thúc đẩy khôi phục quan hệ.

Đặt sang một bên cái điều kiện của Nga là ông Trump phải “thúc đẩy khôi phục quan hệ,” có thể nói tuyên bố “sẵn sàng đàm phán” của Điện Kremlin cho thấy Nga đang rất muốn kết thúc cuộc xung đột giữa họ với Ukraine. Điều này chứng tỏ Nga đã thực sự thấm mệt vì cuộc chiến và không muốn nó kéo dài thêm nữa.

Vấn đề ở đây là trong khi muốn cuộc chiến sớm kết thúc, Nga lại muốn nó kết thúc theo hướng có lợi cho Nga càng nhiều càng tốt, ít ra là không lỗ lã. Về cái gọi là “lợi nhiều” thì có thể hiểu là Ukraine, để đổi lấy hòa bình, phải chấp nhận nhượng đứt cho Nga bán đảo Crimea và 4 tỉnh vùng Donbas, đồng thời không gia nhập NATO. Còn để gọi là “không lỗ lã” thì có nhiều cách hiểu. Đó là hoặc Ukraine không gia nhập NATO và phải nhượng cho Nga Crimea, hoặc là Ukraine không gia nhập NATO đồng thời nhượng cho Nga Crimea và tất cả những vùng lãnh thổ của Ukraine mà Nga đang tạm chiếm mà Moscow gọi là “thực tế chiến trường.” Và gì thì gì, Phương Tây phải hủy bỏ hàng ngàn lệnh trừng phạt Nga.

Tuy nhiên Điện Kremlin cho biết hiện Nga chưa nhận được yêu cầu cụ thể nào từ phía Washington về cuộc xung đột. Điều này cho thấy ông Trump không hề vội vàng trong vấn đề này. Từ lúc nói sẽ giải quyết cuộc xung đột chỉ trong 24 giờ, giờ đây phía ông Trump đã nâng mức thời gian lên 100 ngày rồi 6 tháng. Vậy là ông Trump sẽ không bỏ rơi Ukraine để chấm dứt xung đột trong 24 giờ như những người ủng hộ Ukraine từng lo lắng.

Ukraine có thể yên tâm khi đặc phái viên của ông Trump là Keith Kellog tuyên bố rằng ông Trump “không cố trao thứ gì đó cho người Nga,” và rằng ông ấy “đang cố gắng cứu Ukraine và bảo vệ chủ quyền của đất nước này.” Trong khi tin rằng ông Trump sẽ có thể đề xuất một giải pháp có thể chấp nhận được với cả Nga và Ukraine trong thời gian tới, ông Keith Kellog cho rằng “hãy đặt mục tiêu ở mức 100 ngày.” Về phần mình, ông Trump trước đó tuyên bố cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vòng 6 tháng. Vậy là từ 24 giờ, ông Trump đã nâng lên 6 tháng. Câu hỏi đặt ra là nếu 6 tháng mà vẫn chưa giải quyết được thì liệu ông Trump có nâng thành vài năm?

Trong khi đó, Ngoại Trưởng Anh là David Lammy nói rằng đội ngũ cố vấn của ông Trump đã đánh giá lại khung thời gian để đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine. Theo ông này, ông Trump không còn kỳ vọng đạt được thỏa thuận như thế ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20 Tháng Một tới. Điều này có thể hiểu là ông Trump chưa gút được lựa chọn nào về cách xúc tiến các cuộc đàm phán với Nga. Và cũng có thể hiểu là ông Trump cho rằng chẳng việc gì phải gấp gáp để đạt được thỏa thuận như thế.

Nga vội nhưng Mỹ không vội. Không riêng gì ông Trump, mà có thể nói cả Âu Châu, với chủ trương “không để Nga thắng” cũng không vội trong việc kết thúc cuộc chiến nếu như kết thúc đó đạt được với phần bất lợi nghiêng về Ukraine.

Vẫn theo ông David Lammy, ông Trump muốn đạt được một thỏa thuận hòa bình nhưng trong tư thế là người chiến thắng chứ không phải là kẻ chiến bại.

Lâu hay mau, cuộc chiến nào rồi cũng sẽ kết thúc. Vật xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc như thế nào? Liệu Ukraine sẽ đạt được một nền hòa bình công bằng hay không? Liệu Nga sẽ lời hay lỗ trong cuộc chiến mà họ đã gây ra?

Rốt cuộc, người ta sẽ phải chờ đợi để có được câu trả lời. Tuy nhiên, người Ukraine hoàn toàn có thể yên tâm một điều rằng sẽ không có chuyện ông Trump bán đứng đất nước họ cho Nga.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: