Greenland. (Hình: NASA via Wikipedia)

Một lần nữa, ông Donald Trump, với giọng điệu đầy nghiêm túc, lại tỏ ý muốn mua đảo Greenland, cho rằng đây là việc tuyệt đối cần thiết đối với nước Mỹ, vì “mục đích an ninh quốc gia và tự do toàn cầu.”

Greenland hiện là lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. Đây là hòn đảo lớn nhất thế giới với diện tích hơn 2.1 triệu km2 và 57,000 dân sinh sống. Hòn đảo này được cho là nơi giàu tài nguyên khoáng sản và có trữ lượng dầu khổng lồ ở thềm đại dương bên dưới vùng lãnh hải. Hơn nữa, Greenland còn là một phần của lục địa Bắc Mỹ, có lối vào Bắc Cực, nơi có sự cạnh tranh giành quyền kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên và các tuyến đường chiến lược giữa Mỹ với các siêu cường khác như Nga, Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ tổng thống trước đây của mình, ông Trump từng đặt vấn đề mua lại Greenland nhưng đã bị thủ tướng Đan Mạch lúc đó là Mette Frederiksen từ chối thẳng thừng. Thủ tướng Đan Mạch hiện tại là Mute Egede cũng đã nhanh chóng lên tiếng từ chối trước ý định mua Greenland của ông Trump: “Greenland không thể bán cho bất kỳ ai.”

Ở đời, phàm cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền. Trường hợp Greenland, nếu Mỹ không mua được vùng lãnh thổ này bằng rất nhiều tiền thì Mỹ có thể phải dùng đến biện pháp quân sự nếu hòn đảo này thuộc về một quốc gia thù địch như Iran chẳng hạn. Ngay cả khi Greenland thuộc về Nga đi nữa thì Mỹ vẫn có thể dùng biện pháp quân sự để sở hữu nó. Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào Ukraine thì Mỹ cũng có thể phát động một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Greenland, gọi là có qua có lại, đặc biệt trong bối cảnh Nga đang suy yếu và sa lầy trong cuộc chiến ở Ukraine. Mặt khác, Mỹ cũng đang trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với Nga và Trung Quốc trong việc giành quyền kiểm soát các tuyến đường Bắc Cực.

Gấu ở Greenland. (Hình: Wikipedia.org)

Đáng tiếc là Mỹ không thể dùng biện pháp quân sự để chiếm Greenland, bởi hòn đảo này thuộc về Đan Mạch, một nước bạn của Mỹ. Song như thế không có nghĩa là Mỹ không bao giờ có cơ hội sở hữu Greenland. Được biết, từ năm 2009, đảo Greenland có quyền tuyên bố độc lập song vùng lãnh thổ này vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh tế Đan Mạch nên chưa chọn hướng tách ra. Vì thế chính quyền Trump hoàn toàn có thể dùng biện pháp kinh tế và ngoại giao nhằm giành được sự ủng hộ của người dân bản địa ở Greenland trước khi tìm kiếm sự đồng ý chính thức của Copenhagen.

Không nhiều người nghĩ ông Trump điên khi muốn mua Greenland. “Khi Mỹ mua Alaska, có ai nghĩ chuyện đó là điên rồ đâu,” một cựu quan chức Ngũ Giác Đài nói.

Ở đời, không chuyện gì là không thể xảy ra. Cách đây gần 60 năm, khó như lên Cung Trăng mà Mỹ còn làm được nữa kia. Cho nên việc Mỹ sở hữu Greenland là việc hoàn toàn có thể, cho dù phải mất nhiều thời gian. Đó là điều mà các đối thủ của Mỹ là Nga và Trung Quốc hẳn rất lo ngại.

Nếu thành công trong chiến dịch nhằm sở hữu Greenland thì ông Trump sẽ đi vào lịch sử với tư cách là tổng thống Mỹ đã mở rộng bờ cõi thêm 2.1 triệu km2, tương đương một phần năm tổng diện tích nước Mỹ hiện nay. Thiết tưởng, với vị trí chiến lược của mình, Greenland nếu thuộc về Mỹ thì sẽ có lợi không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho cả thế giới tự do. Còn nếu hòn đảo này vẫn thuộc về Đan Mạch thì xem ra chẳng hay ho gì vì nó vẫn cứ sẽ là một vùng đất tuy rộng mênh mông nhưng tẻ nhạt, thiếu sức sống.

Và nếu chiến dịch này của ông Trump thành công, thì Greenland hẳn sẽ trở thành bang thứ 51 của Mỹ, chứ không phải Canada!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: