(Hình: Twitter MyDogsighs)

1.

Sự sụp đổ bất ngờ và chóng vánh của chế độ Assad đã giáng một đòn đau không chỉ vào Nga mà còn vào cả Iran, nước vốn xem Syria là con đường vận chuyển vũ khí cho các lực lượng trong cái gọi là “trục kháng chiến” của Iran, gồm Hamas, Hezbollah… và cả Syria.

Khi Hamas gây nên vụ 7 Tháng Mười, phe này có ngờ đâu đã tự đặt mình bên bờ vực tan rã. Không những thế, vụ này còn đặt dấu chấm hết cho chế độ Assad. Người ta hãy nhớ lại: Ngay khi xung đột giữa Israel và Hamas nổ ra, phe Hezbollah ở Liban đã liên tục phóng hỏa tiễn vài Israel nhằm “chia lửa” với Hamas. Nhưng khi Hezbollah tuyên bố mở “mặt trận thứ hai” với Israel, họ đã gánh hậu quả nặng nề trước sức tấn công như vũ bão của Israel, dẫn tới sự suy sụp của lục lượng Hồi giáo vũ trang này.

Với một nước Nga sa lầy ở Ukraine, Assad đã mất đi chỗ dựa chính. Nhưng điều này chưa chắc đã khiến chế độ Assad tan rã nhanh như vậy nếu phe Hezbollah vẫn còn duy trì sức mạnh như trước đây. Hezbollah vốn rất mạnh. Sức mạnh đó hoàn toàn có thể giúp chế độ Assad đứng vững trước các lực lượng đối lập Syria. Khốn nỗi, sau khi bị quân đội Israel đánh cho tơi tả, Hezbollah đã không còn là chính mình, mà chỉ còn là một lực lượng yếu kém, và đành bất lực nhìn chế độ Assad sụp đổ mà không thể làm gì để cứu vớt.

Một đốm lửa có thể làm cháy cả căn nhà. Vụ 7 Tháng Mười chính là đốm lửa như vậy. Đốm lửa đó đã đốt cháy cả “trục kháng chiến” mà Iran dày công tạo nên nhằm gây ảnh hưởng của mình ở Trung Đông. Giờ đây cái trục đó đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết, khiến Iran trở nên mong manh hơn bao giờ hết, buộc Iran phải định hình lại chính sách an ninh và vai trò của mình trong khu vực.

Thủ lính lực lượng đối lập ở Syria là al-Jolani từng bị Phương Tây xem là khủng bố, nhưng giờ đây ông ta đang có ý muốn “lột xác” để trở thành một kẻ đáng tin cậy trong mắt Phương Tây. Nghĩa là ông ta muốn trở thành bạn của Phương Tây chứ không phải kẻ thù. Làm như thế, al-Jolani tỏ ra là người khôn ngoan, biết thức thời. Chính quyền của Tổng Thống Joe Biden được cho là đang cân nhắc xóa tên HTS khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Chẳng hiếu Iran có gật đầu đồng ý cho Hamas gây nên vụ 7 Tháng Mười hay không, nhưng thiết nghĩ Iran nên noi gương al-Jolani để không nên tiếp tục xem Phương Tây là kẻ thù. Bởi làm bạn bao giờ cũng tốt hơn làm kẻ thù. Chẳng bao giờ là khôn ngoan khi khả năng chẳng hơn gì ai mà cứ thích cay cú ăn thua.

Chỉ một chính sách đối ngoại khôn ngoan và thức thời mới có thể giúp Iran thoát khỏi tình trạng bị cô lập như hiện nay.

2.

Hôm 11 Tháng Mười Hai, người phát ngôn Điện Kremlin là Dmitry Peskov tuyên bố rằng Nga đã hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad chống lại khủng bố và giờ đây Nga đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Thật là những lời hoa mỹ. Khi nói những lời hoa mỹ đó, ông Peskov đã không dám nhìn nhận sự thật là Nga đã thua đau ở Syria và giờ Nga buộc phải rời bỏ nước này trong cay đắng.

Theo ông Peskov, thì các lực lượng đối lập được hiểu là bọn khủng bố mà chính quyền Assad cần phải tiêu diệt để giữ an bình cho nhân dân. Thế nhưng việc các lực lượng này tiến vào thủ đô Damascus trong tiếng reo hò chào đón của dân chúng lại cho thấy điều ngược lại. Nghĩa là người dân Syria xem phiến quân là những người đến giải thoát họ khỏi ách kìm kẹp của chế độ Assad. Nghĩa là trong mắt người dân nước này, chế độ Assad mà Nga dựng nên mới là khủng bố, chứ không phải phiến quân.

Rốt cuộc, khi nói rằng Nga tới Syria để giúp nước này chống khủng bố, ông Peskov lại cho thấy Nga chính là tên tài trợ khủng bố.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: