Bạc đầu mà vẫn ly hôn

Minh họa: Unsplash

Tỷ lệ ly hôn ở những người trên 50 tuổi tăng gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2010. Đó là tình trạng ở Mỹ, do tạp chí dành cho lứa tuổi trung niên AARP đăng tải.

Theo Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Hôn nhân và Gia đình tại Đại học Bowling Green State, Ohio – Susan L. Brown, trong xã hội ngày nay, những cuộc chia tay ở tuổi trung niên dần phổ biến hơn so với các thế hệ trước. Những người lớn tuổi ngày nay ít có khả năng sẵn sàng tiếp tục cuộc sống hôn nhân chán ngắt, rỗng tuếch. Hôn nhân trong thời đại này hướng đến hạnh phúc cá nhân nhiều hơn so với các thập kỷ trước.

Lứa tuổi trung niên đặt kỳ vọng rất cao vào những điều tạo nên thành công trong hôn nhân. Vậy thủ phạm chính dẫn đến ly hôn khi đã là “ông/bà” là gì?

Không còn điểm chung

Mùa Hè năm 2019, khi hai con gái đã lớn, ông Dan Tricarico, 57 tuổi, nhận ra rằng vợ chồng anh thực sự không còn cần đến nhau nữa. Anh nhận thấy trong mối quan hệ, khi hai người di chuyển theo những hướng khác nhau và có những ưu tiên khác nhau, giữa họ dần không còn điểm chung nào.  Khi một trong hai người không còn tìm thấy sự ấm áp trong ngôi nhà từng xây đắp sau nhiều năm, họ sẽ hình thành tư tưởng “đường ai nấy đi.” Đây có thể là khởi đầu cho việc một trong hai phía tìm một tình yêu mới.

Tiền bạc

Trong một cuộc khảo sát về tình trạng căng thẳng ở Mỹ vào năm 2020 do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ thực hiện, 64% người trưởng thành cho biết tiền bạc là nguồn căng thẳng đáng kể trong cuộc sống của họ. Mỗi người có một cách quản lý tiền bạc khác nhau, nên dễ sinh ra mâu thuẫn. Karen Covy, một luật sư “chuyên trị” các trường hợp ly hôn ở Chicago, cho biết không phải lúc nào vấn đề tiền nong giữa vợ chồng cũng là chuyện tiền ít, tiền nhiều, mà còn là quan điểm tiền có ý nghĩa thế nào, có mâu thuẫn không? Đối với người thích xài tiền, tiền bạc đồng nghĩa với sự tự do, còn với người tiết kiệm, tiền đại diện cho sự an toàn. Người không thích “để tiền trong túi” coi những người tiết kiệm là keo kiệt. Còn những người dè xẻn, tiết kiệm lại gọi những người thích tiêu xài là lãng phí. Những cặp vợ chồng hay xảy ra xung đột về tiền bạc, thường là một trong hai người ở nhà, người kia đi làm kiếm tiền. Cuộc hôn nhân này khó bền vững nếu mâu thuẫn cứ căng thẳng và kéo dài.

“Tiền bạc” ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân. Minh họa: Unsplash

Thiếu giao tiếp

Nghiên cứu hành vi của các cặp vợ chồng do Viện Gottman thực hiện chỉ ra có bốn phong cách giao tiếp dễ dẫn đến kết thúc của một mối quan hệ, đó là chỉ trích, khích bác, khinh thường, phòng thủ và “to tiếng” nhau. Trong mối quan hệ vợ chồng, khi một trong những lối ứng xử này xuất hiện, giữa hai người hình thành sự xa cách và tâm lý không tin cậy, dần là nguyên nhân dẫn đến chia tay.

Không chung thủy

Bà Brown, nhà sáng lập và vận hành website chuyên về ly hôn ở tuổi trung niên (Midlife Divorce Recovery,) cho rằng một trong những lý do lớn nhất dẫn đến ly hôn ở tuổi trung niên, là sự không chung thủy. Đây là lựa chọn của một trong hai đối tác khi phát hiện nửa kia phụ bạc mình, khiến họ không còn ý định níu kéo dù vì bất cứ lý do nào. Brown cho rằng việc ly hôn giúp cho cuộc sống của mình trở nên độc lập hơn và có nhiều điều tích cực hơn, tự do thoải mái hơn để sống vui vẻ, thực hiện các mục tiêu mới.

Mâu thuẫn, bất đồng

Những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm tồn đọng suốt nhiều năm không được giải thích có thể giống như một đám lửa âm ỉ, một lúc nào đó sẽ bùng phát, cháy dữ dội và làm tan vỡ hôn nhân.

Bernadette Murphy, 58 tuổi, thông báo sẽ ly hôn vào năm 2021, sau nhiều năm sống với chồng. Bà nói bạn bè rất sốc khi vợ chồng bà tuyên bố như vậy. Tuy nhiên, chỉ có bà và người chồng biết lý do tại sao họ đi đến lựa chọn này sau nhiều lần nung nấu ý định. Cô nhận xét giữa hai người có sự khác biệt về quan điểm sống và luôn không hợp nhau, dẫn đến rất nhiều vấn đề không được giải quyết trong quá khứ. Theo các nhà tâm lý học, những vấn đề không được giải quyết trong suốt thời gian chung sống có thể gây ra sự ức chế tâm lý, tổn thương cảm xúc, khiến hạnh phúc hiện tại bị đe dọa.

Tuổi trung niên là khoảng thời gian mỗi người tạm biệt một giai đoạn của cuộc đời, chuyển sang một giai đoạn khác. Nếu không giải quyết các vấn đề quá khứ, bình tĩnh tự mình nhìn lại và tìm cách hòa giải, hòa hợp, việc ly hôn khi tóc đã chuyển sang “muối nhiều hơn tiêu” là điều dễ xảy ra.

Xem thêm:

-Ấm áp tình cao niên

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: