“Bão” đang càn quét Thung lũng Silicon

Những biến động mới đã làm tiêu tan giấc mơ của nhiều người trong làng công nghệ Mỹ (ảnh: Unsplash)

Dân công nghệ Mỹ ngày càng bi thảm trước nhiều biến động quét sạch hàng tỷ đôla thu nhập tính chung.

Cú sốc từ trên trời rơi xuống!

Wall Street Journal trong số báo mới đây thuật: Tommy York lớn lên ở San Francisco nhưng anh không thể đạt được mục tiêu tiết kiệm để mua một ngôi nhà ở thị trường đắt đỏ này cho đến khi anh nhận được công việc tại Google vào Tháng Mười Hai, 2021 lúc cổ phiếu của Alphabet, công ty mẹ Google vừa đạt mức cao kỷ lục. Gói thù lao hậu hĩnh của York gồm cả số cổ phiếu trị giá $175,000 được thanh toán sau bốn năm. Rõ ràng, thành công của công ty trị giá $2 ngàn tỷ này cũng là thành công của York.

Thế rồi, Cơ quan Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu tăng lãi suất để chặn lạm phát, cổ phiếu công nghệ sụp đổ và Alphabet kết thúc năm 2022 với giá trị thị trường giảm 39%! Dĩ nhiên, sự đi xuống của công ty trị giá $2 ngàn tỷ này cũng là sự đi xuống của York!

Trong nhiều năm, làm việc trong ngành công nghệ được xem là “tấm vé dẫn đến sự giàu có”. Nhưng phần lớn sự giàu có đã bốc hơi trong vài tháng qua cùng với số phúc lợi hậu hĩnh của thời kỳ bùng nổ công nghệ. Cổ phiếu thường chiếm tỷ trọng lớn trong “thu nhập trong mơ” của các nhân viên công nghệ. Khoản bù đắp (compensation) tăng vọt khi tất cả mọi người đều chuyển sang làm việc từ xa và sự lệ thuộc vào mạng internet đã biến các công ty công nghệ thành “con cưng của thị trường chứng khoán”. Một số ngân hàng nhanh chóng “ăn theo” và tận dụng cơ hội thu hút khoản tiền khủng dư thừa trong giới công nghệ.

Bây giờ, nền kinh tế diễn ra theo hướng ngược lại: bội thực công nghệ và bội thực nhân viên công nghệ. Hệ quả là cổ phiếu công nghệ giảm mạnh. Dù chúng đã phục hồi được một ít trong năm nay, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh cao của năm 2021, khi cả nước Mỹ và thế giới bị Covid-19 giam lỏng. Sự suy giảm đã xóa phần lớn thu nhập mà các nhân viên công nghệ dành để trang trải các chi phí lớn như mua nhà và học phí đại học. Tình trạng suy giảm cũng đóng băng hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các công ty công nghệ start-up.

Tháng Một, vài ngày trở về sau thời gian nghỉ để tang cái chết của mẹ, York, hiện 33 tuổi, bị cho nghỉ việc cùng với hàng ngàn nhân viên Google khác. Anh nhận được khoảng $46,000 trợ cấp cổ phiếu, còn tất cả biến mất. Nhưng gánh nặng nhà ở và chi phí sinh tồn vẫn còn nguyên! Thị trường tìm kiếm tài năng công nghệ ảm đạm có nghĩa là York sẽ phải giảm lương trong công việc tiếp theo hoặc phải chờ việc khá lâu. “Tôi chỉ muốn có một căn nhà ở San Francisco nhưng nay không thể!” – đương sự than thở.

Minh họa: desola-lanre-ologun-unsplash

Tưởng đã bước chân vào thiên đường

Nhân viên tại các công ty công nghệ được giao dịch công khai cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thường được thưởng “những đơn vị cổ phiếu hạn chế” (restricted stock units-RSU) chia nhỏ trong một số năm. Phần thưởng (award) thì dựa trên giá cổ phiếu của công ty ngay tại thời điểm chúng được trả.

Chẳng hạn, tiền thưởng cổ phiếu của Meta Platforms, công ty mẹ của Facebook vào cuối năm 2021 là $50,000 nhưng nay giảm xuống chỉ còn một phần ba. Sự sụt giảm cổ phiếu của Amazon làm bay biến 15% đến 50% số tiền bù đắp (compensation) cho nhân viên trong năm 2023. Theo một thỏa thuận mới với một công ty cho vay thế chấp để giảm bớt sức ép tài chính do cổ phiếu giảm giá, các nhân viên công nghệ ở một số thành phố sẽ sớm được sử dụng cổ phiếu của họ làm tài sản thế chấp mua nhà.

Cổ phiếu của các công ty công nghệ thường chiếm phần khá lớn trong tổng tài sản của nhân viên công nghệ. Nhiều người lúc còn “huy hoàng” không bán cổ phiếu vì đánh cược giá luôn tăng. Nay, những nhân viên bị sa thải chỉ được trợ cấp cổ phiếu trong thời gian họ làm việc tại công ty. Danh mục đầu tư vào nhóm cổ phiếu FAANG (Meta Platforms, Apple, Amazon, Netflix và Alphabet) tăng hơn gấp bốn lần trong năm năm cho đến 2021 mới giảm. Vào thời điểm đó, các nhân viên công nghệ trẻ lên kế hoạch chờ số cổ phiếu của họ tăng giá hơn nữa để mua nhà cho cha mẹ hoặc ngôi nhà thứ hai cho chính họ ở những địa điểm thiên đường như Hawaii.

Samantha Voigt nhận công việc kỹ sư phần mềm tại Square (nay là Block) vào năm 2017 sau khi tốt nghiệp đại học. Cổ phiếu của công ty đã tăng gấp chín lần trong thời gian cô làm việc ở đó, mang lại cho Voigt sự đảm bảo về tài chính mà cô không tin đến sớm như thế. Cô thường bán cổ phần được chia ngay sau khi nhận. Khi cảm thấy kiệt sức vì đại dịch, cô xin tạm nghỉ một năm và cùng nhóm bạn chục người (chủ yếu làm trong ngành công nghệ) bàn về chuyến du lịch đến Nhật Bản và mua ngôi nhà thứ hai gần Lake Tahoe phía Bắc California.

Đứng bên ngoài ngôi nhà của mình ở San Francisco mới đây, cô nói: “Các cuộc trò chuyện với bạn bè của tôi nay chuyển sang chủ đề sa thải!”. Voigt, hiện 27 tuổi, đã trả hết nợ sinh viên và mua một chiếc xe hơi bằng tiền mặt. Hiện cô đã sử dụng hết số tiền tiết kiệm 401(k) của mình và $500,000 trong tài khoản môi giới (brokerage account) để trang trải các buổi trị liệu hai lần một tuần và những lần đến tiệm làm tóc tốn kém cùng các khoản chi khác.

Công việc mới của cô tại một công ty khởi nghiệp được trả lương khá nhưng không chắc chắn trong khi khoản bù đắp cổ phiếu của công ty đại chúng cũ đã biến mất. “Tôi từng có thể tiêu bất cứ thứ gì nhưng nay phải suy nghĩ đắn đo” – cô cảm thán. Gần đây, Voigt bắt đầu sử dụng ứng dụng Mint để cân đối chi tiêu và thực hiện những thay đổi nhỏ trong lối sống, chẳng hạn tự tắm cho con chó cưng thay vì nhờ người khác.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: