CDC hướng dẫn lau chùi và khử virus khi dịch cúm gia tăng

(Hình minh họa: Towfiqu barbhuiya/Unsplash)

Làn sóng bùng nổ của KP.3 diễn ra khi CDC theo dõi các số liệu chính về mức độ lây lan của loại virus đang có khuynh hướng gia tăng.

Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) ước tính cứ bốn người thì có một trường hợp nhiễm biến thể KP.3 mới của COVID-19, trở thành chủng virus lây nhiễm nhiều nhất trên toàn Hoa Kỳ, Đài CBS News đưa tin.

Việc vượt qua mùa cúm là một vấn đề, nhưng giữ mọi thứ sạch sẽ, là điều quan trọng, vì nếu chỉ vệ sinh qua loa thôi sẽ không giúp bạn ngăn ngừa được bệnh dịch. CDC vừa chia sẻ những cách để thực hiện việc khử khuẩn một cách đúng đắn.

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa vệ sinh và khử trùng. Vệ sinh là lau chùi bụi bẩn, mảnh vụn và vi khuẩn. Việc này thường được thực hiện bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa khác cùng với nước. Vệ sinh đủ để giữ gìn sức khỏe nói chung, làm giảm đáng kể vi khuẩn trên bề mặt. Các chất tẩy rửa có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng không có tác dụng tiêu diệt virus, chỉ có khử trùng mới có tác dụng như vậy.
Một điểm khác biệt quan trọng cần nhớ là chất khử trùng không làm sạch tốt. Tuy vẫn tiêu diệt hầu hết hoặc toàn bộ vi khuẩn, nhưng loại chất này không làm sạch bụi bẩn và mảnh vụn. Ví dụ như nếu bạn chỉ sử dụng chất khử trùng tay, thì tay bạn sẽ không còn vi trùng, nhưng vẫn bẩn.

Vì vệ sinh và khử trùng là những việc khác nhau, nên sau đây là thời điểm để thực hiện từng việc:

Vệ sinh mọi thứ thường xuyên và mỗi ngày

Các hoạt động diệt vi khuẩn luôn bắt đầu bằng việc vệ sinh (lau chùi mảnh vụn và bụi bẩn), vì bạn không thể khử trùng hiệu quả một bề mặt dơ bẩn.

Lau sạch bề mặt và rửa đồ vật tiếp xúc với thực phẩm hoặc những gì có nguy cơ vào miệng bạn (nĩa, muỗng…) sau mỗi lần sử dụng.

Khử trùng bề mặt nếu bạn hoặc ai đó sống chung bị bệnh hay có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Nói cách khác, thông thường, bạn không cần phải khử trùng hàng ngày, nhưng sẽ có một số dụng cụ bạn cần làm sạch mỗi ngày, như chén, đĩa, toilet…

Kiểm tra nhãn sản phẩm

(Hình minh họa: Unsplash)

Nếu bạn muốn vệ sinh hoặc khử trùng bề mặt, bạn cần sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp, nhưng cũng đừng quá tin tưởng vào nhãn. Nhiều sản phẩm vệ sinh được quảng cáo rằng sẽ tiêu diệt 99% hoặc thậm chí 99.9% vi khuẩn, nhưng thực tế thường không đúng như vậy. Ý của họ là chúng tiêu diệt 99,9% một số loại vi khuẩn và virus, nhưng bề mặt vật thể phải thực sự sạch sẽ trước thì sản phẩm mới có hiệu quả.

Dù sản phẩm có đánh bay vi khuẩn, nhưng bạn phải biết rằng sẽ còn 1% vi trùng sót lại. Nếu bạn muốn tiêu diệt nhiều vi khuẩn và virus nhất có thể, bạn không nên chỉ dựa vào một sản phẩm khử trùng. Nhớ đọc kỹ nhãn và làm theo hướng dẫn vì hầu hết các sản phẩm yêu cầu bạn để chất khử trùng trên bề mặt trong một thời gian dài (đôi khi lên đến 20 phút) để bảo đảm hiệu quả đầy đủ.

Nếu bạn đang xem xét một chất khử trùng sử dụng cồn isopropyl, hãy chắc chắn đó là hỗn hợp có nồng độ 70% – mức độ tuyệt vời để diệt trừ vi trùng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: