Chích filler cho trẻ ra, người giấu, kẻ khoe

Nữ diễn viên Kaley Couco là người dám thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm giải phẫu thẩm mỹ.(ảnh: Kevin Winter/Getty Images)

Nhiều người thích khoe khi đi chích filler để làm căng da, xóa nếp nhăn, trong khi không ít người cố tình giấu chuyện làm cho trẻ ra của mình.

Trên các trang xã hội, hàng ngày không thiếu những status của ai đó, khoe rằng mình với đi filler về. Các dòng comments bên dưới nhào vô khen “Ồ, đẹp quá!,” “Bốn mươi mà cứ như gái đôi mươi,” “Tuyệt vời, lột xác rồi,”…

Nhu cầu tăng vọt

Chích filler cho ra kết quả ngay, dễ dàng, mà chi phí rẻ hơn nhiều so với giải phẫu thẩm mỹ. Đó là điều người ta khen ngợi, ca tụng, và đề cao không ngớt lời. Cách làm đẹp này dường như đã trở nên bình thường như nhu cầu chăm sóc bản thân, mà nhu cầu này đang tăng vọt,” Tiến sĩ Cara McDonald, bác sĩ da liễu ở Melbourne, Úc, nhận định trên The Guardian. Bà là người có 15 năm kinh nghiệm về chích các chất làm đẹp vào cơ thể.

McDonald cho rằng nếu khách hàng lớn tuổi không muốn để ai biết mình đang đi… làm trẻ, thì người trẻ ở Úc là thích khoe điều này. Để làm gì? Bác sĩ McDonald giải thích: “Vì đó là một phần của vị thế xã hội. Họ không thấy xấu hổ hay kỳ thị gì cả, mà còn thích khoe như mới mua được món hàng hiệu vậy đó. Họ muốn được chú ý”.

Ở Úc, cơ quan Quản lý Hành nghề Y tế Australia (Ahpra) loại phương pháp làm đẹp bằng cách chích filler ra khỏi cuộc đánh giá độc lập về phẫu thuật thẩm mỹ, do những nguy hiểm đến tinh thần và sức khỏe của con người. Đơn thuốc chích được bác sĩ kê, nhưng người thực hiện không cần phải hoàn thành khóa đào tạo về chích thẩm mỹ. Vì thế, ngay cả nha sỹ hay y tá cũng được chích filler cho khách.

Tuy không có trách nhiệm hay dính dáng gì đến chuyện làm đẹp này, nhưng Ahpra khuyến khích  tất cả các nhân viên sẽ tự đánh giá chuyên môn, hành nghề trong phạm vi năng lực và được đào tạo bài bản, và chỉ can thiệp khi có những hành động cụ thể nếu xác định người trong ngành gây ra rủi ro cho người dân.

Một nơi quảng cáo chích filter môi để có cặp môi mọng đỏ. (minh họa)

Chích xong, nhìn muốn ói

Nhưng chuyện không đơn giản như thế, vì theo Tiến sĩ McDonald, số người có nguy cơ bị chích hỏng khá cao và cho rằng ngành công nghiệp này cần phải được kiểm soát và chuyên nghiệp hóa.

Zeinab Zeineddine, ở phía Tây Sydney từng đi chích filler để làn da được căng mịn, giữ nét trẻ trung. Đầu năm 2021, cô tiếp tục tìm đến cơ sở thẩm mỹ của một y tá địa phương và yêu cầu được tiêm thêm một chút trên má, cằm và hàm. Sau khi làm các thủ thuật, Zeineddine ra về với diện mạo giống như Maleficent, nàng tiên hắc ám của Disney với gò má nhọn hoắc. Cô phải trả $3,500. Cô kể: “Từ hôm đi chích về, mỗi lần nhìn vào gương, tôi muốn ói, vì nhìn tôi như một con quái vật, còn các con tôi không hiểu điều gì đang xảy ra với gương mặt của mẹ nó từ xinh đẹp trở nên ghê gớm như thế.”

Câu chuyện của Zeineddine đang làm nổi bật những lo ngại ngày càng gia tăng về ngành công nghiệp chích thẩm mỹ phần lớn không được kiểm soát và bùng nổ trong những năm gần đây.

Trong khi đó, nhiều nhân vật nổi tiếng thường hay giấu chuyện mình đi làm đẹp, dù điều này rất dễ nhận ra. Trong giới showbiz ở Hollywood, không phải ai cũng đẹp tự nhiên, nhưng dù có đi giải phẫu thẩm mỹ hay chích botox, filler,… ít người thừa nhận.

Người công khai, kẻ giấu

Ca sĩ Dolly Parton, từng nói: “Nếu có thứ gì đó căng hoặc bị chảy xệ trên cơ thể, tôi sẽ hút hoặc làm đầy chúng”. Thực tế, ai cũng biết nữ ca sĩ đi giải phải thẩm mỹ như đi chợ, được gọi là “nữ hoàng dao kéo”. Trong khi đó, cũng có người thừa nhận sau một thời gian giấu nhẹm, có thể vì việc thay đổi ngoại hình rất dễ nhận ra, giấu mãi cũng không được. Như người mẫu Tyra Banks, 48 tuổi, thừa nhận đã bí mật đi sửa mũi sau nhiều năm bác bỏ tin đồn.

“Nữ hoàng dao kéo” Dolly Parton tham dự “We Are Family Foundation” tại Hammerstein Ballroom vào ngày 5 Tháng Mười Một, 2019 ở Thành phố New York. (ảnh: John Lamparski / Getty Images)

Daniel Barrett, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Beverly Hills, California, cho rằng chẳng có gì sai trái khi quyết định thay đổi vẻ ngoài. Duy có điều khác biệt là những khách hàng không tiết lộ và nói dối một cách trắng trợn về giải phẫu thẩm mỹ. “Nhiều minh tinh, tài tử nhìn thì có vẻ đẹp tự nhiên đấy, nhưng thật ra không phải thế, mà nhiều người trong số họ từng đụng vào dao kéo. Lẽ ra họ nên thắng thắn nói về điều này, vì họ được hưởng lợi từ điều này.”

Khi người nổi tiếng lừa dối người hâm mộ về vẻ đẹp của bản thân, điều này có thể duy trì những tiêu chuẩn phi thực tế về cái đẹp và vô tình truyền một thông điệp nguy hiểm. Là để có được đôi môi đầy đặn hay chiếc mũi cao, rất dễ dàng. Nhưng không ai dám chắc, bức ảnh đó là do bác sĩ thẩm mỹ chỉnh sửa, hay là đã qua tay người làm photoshop.

Trước làn sóng người đua nhau đi làm đẹp cho giống thần tượng của mình, Naomi Torres-Mackie, trưởng nhóm nghiên cứu tại Liên minh sức khoẻ Tâm thần Mỹ, cho rằng so sánh ngoại hình với người nổi tiếng giống như một cuộc đua mà người hâm mộ nắm chắc phần thua. Bà cho rằng phần thua luôn thuộc về người hâm mộ, không thể và mãi mãi không đạt được kết quả như mong muốn. Ngược lại, hậu quả sẽ là các cô gái trẻ luôn bị ám ảnh về ngoại hình, hạ thấp chính mình, mà “dính” luôn các bệnh về tâm thần.

Nữ diễn viên Kaley Couco cũng là người dám thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm giải phẫu thẩm mỹ. Nhưng không phải người nổi tiếng nào cũng như vậy. Không ít ngôi sao né tránh hoặc phủ nhận việc từng phẫu thuật thẩm mỹ, dù ngoại hình của họ đột nhiên thay đổi chỉ sau một đêm.

Trước khi thừa nhận đã tiêm chất làm đầy môi, ngôi sao truyền hình thực tế Kylie Jenner từng một mực phủ nhận điều này. Nhưng sau đó, nữ diễn viên nói rằng bản thân rất hối hận khi nói dối, thay vì thẳng thắn hơn.

Người mẫu Tyra Banks, 48 tuổi, thừa nhận đã bí mật đi sửa mũi sau nhiều năm bác bỏ tin đồn. Trong hình, Tyra Banks đến thăm Build Studio để thảo luận về chương trình “America’s Next Top Model” vào ngày 9 Tháng Giêng, 2018 ở Thành phố New York. (ảnh của Michael Loccisano / Getty Images)

Biết rủi ro nhưng vận lao vào

Với sự thịnh hành của dịch vụ làm đẹp này, nhiều quốc gia đang phải vật lộn để điều chỉnh hoạt động kinh doanh đang bùng nổ. Chính phủ Anh gần đây đã công bố luật bảo đảm tất cả người hành nghề tiêm botox hoặc filler phải có giấy phép, sau những báo cáo gia tăng các thủ tục thẩm mỹ chui.

“Tôi cảm thấy buồn lòng về mọi thứ đang diễn ra. Chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp của ngành mà còn khiến sự an toàn của phụ nữ và nam giới trẻ tuổi bị đe dọa,” Tiến sĩ Alicia Teska, làm việc trong lĩnh vực y học thẩm mỹ không phẫu thuật tại cơ sở Melbourne đầu những năm 2000, cho biết.

Các bác sĩ hy vọng chính phủ, cơ quan quản lý và ngành công nghiệp có thể đưa ra những tiêu chuẩn cho người hành nghề, nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Các nhà tâm lý học cũng đề xuất việc kiểm tra sức khỏe tâm thần bắt buộc trước tất cả các mũi tiêm như trong phẫu thuật thẩm mỹ để ngăn chặn tình trạng bệnh nhân bị tổn thương tâm lý, tăng nguy cơ tự làm hại bản thân.

Các nhà nghiên cứu thị trường của Grand View Research định giá ngành công nghiệp tiêm filler và botox trên mặt tại Australia ở mức $4.3 tỷ vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến hơn 25% mỗi năm cho đến năm 2030.

(theo The Guardian, CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: