Chiến lược giải quyết xung đột trong mối quan hệ

(Hình minh họa: Eric Ward/Unsplash)

Theo dữ liệu từ Viện Gottman (The Gottman Institute), một phòng thí nghiệm nghiên cứu do các nhà tâm lý học lâm sàng nổi tiếng John và Julie Gottman điều hành, 69% xung đột trong các mối quan hệ là vĩnh viễn, nghĩa là những vấn đề này không bao giờ được giải quyết triệt để.

Hai nhà tâm lý học lâm sàng này đã phỏng vấn hơn 3,000 cặp vợ chồng và theo dõi một số cặp trong suốt 20 năm. Họ cũng đã nghiên cứu hơn 40,000 cặp vợ chồng sắp bắt đầu liệu pháp dành cho những người quen nhau.

Thông qua thử nghiệm, họ biết các cuộc cãi nhau cứ diễn đi diễn lại chưa chắc gây bất lợi. Trên thực tế, một đôi vợ chồng có thể giải quyết mọi xung đột trong mối quan hệ, nếu biết cách xử trí đúng đắn.

John Gottman nói tại TED Talk hồi Tháng Tư: “Khi nghĩ về việc xử trí đúng đắn, dù là vấn đề muôn thuở hay một vấn đề cần giải quyết được, sai lầm lớn nhất thường xảy ra trong các mối quan hệ là ai cũng cố gắng giành phần thắng về mình, nghĩa là sẽ có người phải thua. Thay vào đó, những người giỏi về việc giải quyết những vấn đề thường đấu tranh để hiểu nhau.”

Một số vấn đề mang tính tình huống hơn, trong khi những khúc mắc khác lại kéo dài, nhưng cách để giải quyết một cách lành mạnh thì khá giống nhau.

Theo Gottmans, có ba loại vấn đề thường xảy ra:

Các vấn đề có thể giải quyết được: Xung đột này chỉ đơn giản là về một vấn đề đơn lẻ, chẳng hạn như ai sẽ đảm trách nhiệm vụ rửa bát, và không ai có ý đồ gì tiêu cực đằng sau xung đột.

Các khúc mắc dai dẳng: Đây là cuộc cãi vã xảy ra do những khác biệt cơ bản trong tính cách hoặc lối sống.

Những vấn đề lập lại: Đây là vấn đề vĩnh viễn đã được giải quyết sai. Thảo luận về những vấn đề này khiến đôi bên cảm thấy lặp đi lặp lại và mệt mỏi.

Bất kể bạn đang gặp phải loại xung đột nào, nếu bạn đấu tranh để chứng minh quan điểm và không hiểu quan điểm của người khác, bạn hoặc người ấy sẽ khó đi đến giải pháp cuối cùng.

Julie Gottman nói: “Đấu tranh để hiểu nhau có nghĩa là nói chuyện với nhau và đi sâu hơn nhiều để hiểu về quan điểm của người kia về vấn đề đó. Điều đó tạo nên sự kết nối.”

Để hiểu nhau hơn, hãy hỏi người ấy một loạt câu hỏi được sẵn có về cách họ đi đến kết luận và “cách giải quyết lý tưởng” trong tình huống này sẽ là gì.

Gottmans đưa ra ví dụ, có hai người, một người muốn nuôi chó, người kia thì không. Nếu người muốn nuôi chó chỉ liệt kê tất cả lý do họ tin rằng việc nuôi thú cưng sẽ cải thiện cuộc sống, thì họ sẽ không hiểu được sự do dự của người kia.

Tuy nhiên, nếu người này đặt ra những câu hỏi để thăm dò suy nghĩ của người kia, thì họ sẽ hiểu và giải quyết vấn đề tốt hơn. Một số câu hỏi như: “Hồi nhỏ, có điều gì thôi thúc anh/em phải giữ vững lập trường không?” “Cách giải quyết lý tưởng của anh/em về vấn đề này là gì?”

Người không muốn nuôi chó có thể nói rằng lối sống của họ không phù hợp với việc chăm sóc thú cưng và họ sẽ mất tự do. Người kia muốn có một thú cưng trong nhà, vì họ coi đó là cách để xem cả hai có khả năng chăm sóc con cái hay không. Giờ đây, đôi bên đều hiểu rằng cuộc trò chuyện không phải về thú cưng, mà thiên về những gì họ coi là quan trọng trong tương lai.

Việc này đưa một số sự đồng cảm vào cuộc chiến và cho phép cả hai bên thể hiện bản thân mà không sợ bị phán xét. Nếu có nhiều cặp vợ chồng giải quyết những xung đột như thế này hơn, John và Julie Gottman cho biết sẽ có nhiều khúc mắc được giải quyết theo cách lành mạnh và tôn trọng nhau hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: