Nếu bạn là một người thường không thích việc theo dõi thông tin chính trị, thì có một tin buồn, là bắt đầu từ tuần này tại Hoa Kỳ (và tuần sau đối với những quốc gia còn lại trên thế giới), Meta sẽ bắt đầu thêm nội dung chính trị vào các đề xuất của bạn trên Instagram và Threads theo mặc định.
Công ty thông báo rõ ràng hồi Tháng Hai 2024, họ sẽ không đề xuất nội dung chính trị từ những tài khoản mà bạn không theo dõi. Trừ khi bạn chủ động tìm kiếm nội dung này, nếu không, bạn có thể duyệt ứng dụng một cách thoải mái mà không ngại vô tình đọc được những thông tin về chính trị. Tuy nhiên, vào Tháng Giêng năm nay, Mark Zuckerberg thay đổi các chính sách của các ứng dụng trên nền tảng của Meta: Instagram và Threads.
Adam Mosseri, giám đốc của Instagram, thông báo về những thay đổi trên Threads, nói rằng mặc dù ông đồng ý Meta không nên hiển thị nội dung chính trị cho những người không theo dõi thông tin về đề tài này, nhưng nhiều người lại muốn được cập nhật.
Vậy nếu là người không thích chính trị, bạn cứ việc xóa nội dung chính trị khỏi nguồn cấp dữ liệu Instagram và Threads
-Instagram: Mở hồ sơ, vào menu ở góc trên bên phải, cuộn xuống phần “”What you see”” sau đó chọn “Suggested content,” vào “Political content,” và bạn sẽ thấy ba tùy chọn:
Standard: hiển thị “một số” nội dung chính trị được đề xuất
See more: đưa ra nhiều nội dung chính trị hơn, nếu bạn thích
See less: tùy chọn mà bạn muốn.
Mặc dù tùy chọn có chữ ” See less” vẫn có một vài nội dung chính trị, Instagram cho biết họ sẽ không chia sẻ nội dung này với bạn khi họ nhận ra, vì vậy, chỉ cần xóa những gì mà bạn không thích là xong.
Bạn cũng có thể tạm ẩn bài đăng được đề xuất trong nguồn cấp dữ liệu. Thao tác này sẽ xóa nội dung chính trị khỏi nguồn cấp dữ liệu trong 30 ngày tới. Tuy không loại trừ hẳn, nhưng ít nhất bạn cũng có một tháng bình yên.
Tương tự như Instagram, Threads, cách để loại trừ thông tin chính trị hơi khác một chút. Một lần nữa, vào hồ sơ Threads, sau đó chạm vào menu, rồi chọn “Account” sau đó nhấn vào “Political content.” Rồi tắt “Suggest political content.”