Đừng giết thời gian bằng cách ngồi lâu trên bồn cầu

(Hình minh họa: Unsplash)

Nhiều người có thói quen đem theo điện thoại, iPad, cả sách vào toilet. Trong khi làm nhiệm vụ “thanh lọc cơ thể,” họ nghe podcast, lướt facebook, hoặc nói chuyện điện thoại.

Đọc sách, báo khi đang làm “chuyện quan trọng” này, có vẻ như vô hại, để giết thời gian. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc ngồi lâu trên bồn cầu có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Bác Sĩ Lai Xue làm việc tại Trung Tâm Y Tế Tây Nam của Đại học Texas ở Dallas, cho biết, điều này thậm chí còn liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trĩ và suy yếu cơ vùng chậu.

Theo Bác Sĩ Farah Monzur, giám đốc Stony Brook Medicine ở Long Island, New York, mọi người nên dành trung bình chỉ từ năm đến 10 phút trên bồn cầu.

Vậy ngồi lâu trên bồn cầu sẽ gây ra vấn đề gì? Bác Sĩ Xue cho biết, trước tiên, đây là một bài học vật lý ngắn. Trọng lực giúp chúng ta đứng vững trên trái đất, nhưng cũng chính trọng lực đó buộc cơ thể phải làm việc nhiều hơn để bơm máu trở lại tim. Bệ xí hình bầu dục mở sẽ nén mông, giữ trực tràng ở vị trí thấp hơn so với khi bạn ngồi trên ghế dài. Với lực hấp dẫn kéo nửa thân dưới xuống, áp suất tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của bạn.

Nó trở thành giá trị một chiều khi máu đi vào, nhưng máu thực sự không thể quay trở lại. Kết quả là, các tĩnh mạch và mạch máu xung quanh hậu môn và trực tràng dưới bị giãn ra và ứ máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Việc rặn quá sức cũng có thể làm tăng áp lực khiến trĩ phát triển. Monzur cho biết những người lướt điện thoại trên bồn cầu thường mất cảm giác về thời gian, họ ngồi, vừa lướt web, vừa… rặn. Có khi rặn quá sức sẽ làm suy yếu các cơ hậu môn và làm tăng nguy cơ sa trực tràng – một phần của ruột già sa xuống, lòi ra khỏi hậu môn, gây bệnh trĩ.

Bác Sĩ Lance Uradomo, chuyên khoa tiêu hóa tại City of Hope Orange County ở Irvine, California, khuyên bạn không nên đem điện thoại, tạp chí và sách vào trong phòng vệ sinh.

Hãy làm cho việc ngồi trên bồn cầu trở nên nhàm chán nhất có thể. Đã đi vệ sinh thì chỉ tập trung vào mục đích chính!

Nếu bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh, Xue khuyên bạn chỉ nên “nỗ lực” trong vòng 10 phút. Nếu sau đó vẫn không có kết quả, nên ra ngoài, đi qua đi lại một chút, vì chuyển động này có thể kích thích các cơ ruột tạo ra nhu động ruột. Xue cũng khuyên bạn nên uống đủ nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch và đậu để tạo ra nhu động ruột đều đặn và tránh rặn.

Vậy lượng nước cần uống là bao nhiêu? Viện Hàn Lâm Y Khoa Quốc Gia khuyên mỗi người nên uống 2.7 đến 3.7 lít nước mỗi ngày. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ khuyên nên ăn 14 gam chất xơ cho mỗi 1,000 calo thực phẩm.

Thời gian đi vệ sinh dài và các bệnh liên quan

Tuy nhiên, có những trường hợp mọi người phải dành nhiều thời gian hơn bình thường khi đi vệ sinh. Khó khăn hoặc khó chịu liên tục khi đi vệ sinh có thể là triệu chứng của các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích và bệnh Crohn.

Táo bón nặng hơn hoặc phải ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài kèm chảy máu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Uradomo cho biết: “Nếu khối u bên trong đại tràng phát triển đủ lớn, nó có thể chặn dòng phân của bạn, gây táo bón và chảy máu.”

Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ gần đây báo cáo tỷ lệ ung thư đại tràng ở những người dưới 55 tuổi tăng lên kể từ giữa những năm 1990; ước tính sẽ có 106,590 ca ung thư đại tràng mới và 46,220 ca ung thư trực tràng mới trong năm nay.

Trong sự nghiệp của mình, Uradomo nhớ lại nhiều người trẻ tuổi nói chuyện với ông về bệnh trĩ và táo bón và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trực tràng.

Monzur cho biết, nếu bạn có những triệu chứng táo bón, hoặc tình trạng phải ngồi lâu trên bồn cầu, kéo dài hơn ba tuần, có lẽ bạn nên đi gặp bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ gia đình có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc bác sĩ phẫu thuật đại tràng để xem xét kỹ hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: