Ghen tị, ghen tuông, ghen ghét thường ngấm ngầm, len lỏi vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, nhưng lại ít nhận được sự chú ý.
Ghen là cảm xúc được cho là bắt nguồn từ sự xấu hổ và tức giận. Đối tượng của sự ghen tị thường là người có khả năng tốt hơn với các nguồn lực. Sự ghen tuông cũng thường liên quan đến tính chiếm hữu, trong đó bên ghen tuông muốn chiếm đoạt những gì của bên kia cho riêng mình.
Ngoài ra, không nên nhầm lẫn giữa ghen tị với đố kỵ, người họ hàng ít ác ý hơn của nó. Sự đố kỵ gần với sự ngưỡng mộ hơn, vì đối tượng của sự đố kỵ được coi là tốt đẹp hơn, nhưng ít yếu tố cạnh tranh hơn.
Nếu có một điều gì đó trong phim truyền hình dài tập, và cuộc sống thực đã dạy chúng ta về sự ghen tị, thì đó là điều phi lý. Điều này đúng theo nhiều cách. Theo Medium, các nhà nghiên cứu trong thực hiện một loạt các khảo sát, trong đó có câu hỏi:
Bạn cảm thấy ghen tị với ai hơn?
(A) Người hàng xóm giàu có hơn bạn
(B) Bill Gates
Hầu hết những người được hỏi đã chọn (A), mặc dù về mặt logic, (B) hợp lý hơn, vì Bill Gates có nhiều nguồn lực và thành công hơn rất nhiều. Những người được hỏi đã đưa ra những câu trả lời tương tự trong các khảo sát tưởng tượng theo cùng một hướng.
Phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng chúng ta cảm thấy ghen tị hơn với ai đó trong vòng kết nối xã hội gần gũi hơn, bởi vì những người này thường là đối thủ cạnh tranh với nguồn tài nguyên hạn chế trong môi trường.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ghen cũng xấu. Cảm giác ghen tuông còn có lợi trong những tình huống thực sự có nguy cơ mất mát một thứ gì đó hoặc một ai đó mà chúng ta quan tâm. Nó cũng là một động lực tuyệt vời để cải thiện bản thân.
Người ta cũng cho rằng tính ghen tị có khả năng trở nên tồi tệ hơn do ý thức cạnh tranh và các tiêu chuẩn vật chất mà chúng ta thấy trong xã hội ngày nay. Điều này còn trở nên nặng nề, trong các gia đình hoặc nền văn hóa coi trọng sự cạnh tranh và thành tích.
Ngoài ra, nhận thức rằng một người không đáp ứng các tiêu chuẩn của người khác, đặc biệt là những người thân yêu, sẽ khiến họ xấu hổ và tức giận “một cách vô lý” đối với đối tượng của sự ghen tị.
Cuối cùng, ghen tị cũng là biểu hiện của những nhu cầu chưa được đáp ứng trong thời thơ ấu, đó là sự gắn bó an toàn, phẩm chất thể chất, đồ đạc hữu hình hoặc kết nối tình cảm. Việc thiếu những phẩm chất này trong thời thơ ấu có thể khiến một người khao khát những trải nghiệm này và việc nhìn thấy một người khác có những nhu cầu này được đáp ứng sẽ gây ra sự xấu hổ (“Có lẽ tôi đã không đủ cố gắng để đạt được điều mình muốn”) và tức giận ( “Thật không công bằng.”).
Thật không may, vì sự ghen tị, ghen tuông thường đi kèm với xấu hổ và tức giận mạnh mẽ, nên chúng ta thường tìm kiếm ai đó để đổ lỗi. Công kích đối tác hoặc bạn bè và cảm thấy bị phản bội là những biểu hiện phổ biến, nhưng lại dễ gây hiểu lầm. Tệ hơn nữa, thật khó để thừa nhận rằng mình thậm chí còn cảm thấy ghen tị, do những tác động xã hội kém xuất sắc.
Tuy nhiên, nếu bỏ qua tính kiêu ngạo và xem xét tính ghen tị của mình, thì chúng ta sẽ đạt được nhiều điều hay.
Thứ nhất là học được nhiều điều từ việc xem xét kỹ đối tượng mà mình ghen tị. Thông thường, ta mong muốn những đặc điểm mà đối tượng ghen tị của mình sở hữu, như tài năng, ngoại hình ưa nhìn, sự ăn ý với đối tượng mong muốn, tiền bạc.
Kế đến, lòng ghen tị thường phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Sự ghen tị thường được chế ngự bằng cách xác định nhu cầu của mình và tìm kiếm chúng một cách hiệu quả có thể cực kỳ hữu ích cho sức khỏe của mỗi người.
Ví dụ như việc xác định rằng chúng ta ghen tuông với mối quan hệ của người mình yêu với người khác giới (với nhận thức rằng sự ghen tuông được thúc đẩy bởi những nhu cầu không được đáp ứng của chính chúng ta) thúc đẩy giao tiếp hiệu quả với người yêu. Hoặc nó thậm chí còn báo hiệu rằng một mối quan hệ này cần phải chấm dứt.
Có nhiều cách để giải thích tại sao một người cảm thấy ghen tị, và cuối cùng, việc chú ý khi nó phát sinh là rất quan trọng.
Nếu bạn bắt gặp mình đang ghen tị hoặc ghen tuông, hãy tự hỏi bản thân rằng: Liệu đối tượng của sự ghen tị có một số phẩm chất mà mình mong muốn? Có những nhu cầu chưa được đáp ứng trong những mối quan hệ của mình đang dẫn đến sự ghen tuông không? (Trong các mối quan hệ về tình cảm, tình bạn hoặc quá khứ của chính bạn). Có phải mình đang so sánh những thành tích hoặc tài sản của mình với người khác không, và tại sao? Có cách nào để làm tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của chính mình? Nếu không, làm thế nào để đạt được những gì mình mong muốn?
Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất trên hành trình hướng tới một phiên bản hạnh phúc hơn.