Kem làm trắng, chống nắng gây tổn hại da?

Gần 30% người dân ở Douala, thủ phủ kinh tế của Cameroon sử dụng kem làm trắng da. (minh họa: Unsplash)

Sau một thời gian dài dùng kem trắng da, một phụ nữ Camera mắc bệnh ung thư da, và hối hận vì sử dụng mỹ phẩm này.

Kem làm trắng không chỉ gây ung thư da

Để có được làn da trắng trẻo như những người mẫu, bà Jeanne, 63 tuổi, một trong số nhiều phụ nữ Cameroon ở Trung Phi sử dụng các sản phẩm làm trắng da. Thật ra Jeanne cũng như hàng triệu người trên toàn thế giới mong muốn có làn da trắng sáng và sử dụng mỹ phẩm làm trắng da lời quảng cáo của các hãng mỹ phẩm. Vấn đề là chính phủ Cameroon đã cấm lưu hành sản phẩm mà Jeanne dùng, sau khi mạng xã hội rần rần lên tiếng phản đối.

Nhưng với Jeanne thì quá trễ.  Sau khi một cái mụn nằm chình ình trên gương mặt suốt hơn năm tháng, bà đi khám và được chẩn đoán mắc một trong số các bệnh ung thư da phổ biến nhất, có liên quan đến sản phẩm làm trắng da mà bà sử dụng trong 40 năm qua.

Không ngạc nhiên khi Jeanne sử dụng kem trắng da từ nhỏ. Annette, 20 tuổi, sinh viên, cũng đang sử dụng loại mỹ phẩm này, và may mắn là nhận được hậu quả: Các vết đỏ xuất hiện trên mặt, da bị bong tróc, thậm chí bị phỏng. Annette buộc phải ngưng sử dụng ngay.

Người dân Cameroon có làn da nâu. Với họ, da càng đậm màu, càng đẹp. (minh họa: Unsplash)

Người dân Cameroon có làn da nâu. Với họ, da càng đậm màu, càng đẹp, nhưng cũng có người muốn da phải trắng sáng như người Âu châu. Các hãng mỹ phẩm đánh vào nhu cầu này, quảng cáo các loại mỹ phẩm làm trắng da, cùng với hình ảnh những người mẫu da trắng, trong đó có Nghị sĩ Nourane Fotsing – người mở công ty bán các sản phẩm làm trắng da..

Theo Hiệp hội Da liễu Cameroon (Socaderm), số liệu thống kê năm 2019 cho thấy gần 30% người dân ở Douala, thủ phủ kinh tế của Cameroon, và gần 1/4 nữ sinh sử dụng các sản phẩm làm trắng da.

Mùa Hè vừa qua, mạng xã hội bùng lên những cuộc chỉ trích các sản phẩm này vì có chứa các loại hóa chất gây ức chế sản xuất melanin, vốn được cơ thể sản sinh khi da tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời. Một trong những hóa chất đó là hydroquinone, bị cấm sử dụng ở châu Âu từ năm 2001 vì nguy cơ gây ung thư và đột biến gene. Ngày 19 Tháng Tám, Bộ Y tế Cameroon cấm nhập khẩu, sản xuất và phân phối các sản phẩm mỹ phẩm, vệ sinh cá nhân có chứa những chất nguy hiểm như hydroquinone và thủy ngân. Theo nghiên cứu của Đại học Yaounde năm 2019, Hydroquinone là một trong những chất được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm làm trắng da ở Cameroon.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỹ phẩm làm trắng da rất phổ biến ở nhiều nước châu Phi, châu Á và vùng Caribe. Khách hàng có cả phụ nữ và đàn ông, cũng như những người da sẫm màu ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các sản phẩm làm trắng da khác bao gồm thuốc, viên nén, thậm chí thuốc tiêm truyền. Cũng theo WHO cho biết “ngành công nghiệp làm trắng da là một trong những ngành phát triển nhất thế giới”, ước tính trị giá $31.2 tỷ vào năm 2024. Thị trường mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh cá nhân ở Cameroon tăng 7% năm 2020 và trị giá khoảng $580 triệu.

Các chuyên gia cảnh báo một số chất khi vào cơ thể có thể gây tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp hoặc suy gan, suy thận.

Không chỉ nữ, nam cũng dùng sản phẩm chăm sóc da. (minh họa: Unsplash)

Kem chống nắng chứa chất gây hại

Vào năm 2010, lần đầu tiên, nhóm công tác môi trường (EWG) nêu lên mối lo ngại về retinyl palmitate khi 40% sản phẩm chống nắng có chứa chất này. Các nghiên cứu phát hiện retinyl palmitate đẩy nhanh sự phát triển của khối u và gây tổn thương trên động vật khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Mặc dù tỷ lệ retinyl palmitate được sử dụng trong các sản phẩm đã giảm một nửa, nhưng nó vẫn còn tồn tại và có khả năng gây tác hại cho người sử dụng. Theo báo cáo, hiện có 12% kem chống nắng bãi biển và thể thao, 15% sản phẩm dưỡng ẩm SPF và 5% sản phẩm môi SPF cho phép chứa chất này. Điều này đồng nghĩa với việc rất có khả năng retinyl palmitate đang nằm trong túi xách của bạn.

40% sản phẩm chống nắng có chứa chất gây hại cho da. (minh họa: Unsplash)

Nhưng tại sao ngành công nghiệp kem chống nắng lại đưa retinul palmitate vào trong các sản phẩm, khi biết nó gây hại? Bởi vì đây là một dẫn xuất của vitamin A, mà vitamin A là chất chống oxy hóa. Đó là lý do các nhà sản xuất thêm nó vào sản phẩm với niềm tin rằng nó sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Thực tế, khi thành phần này tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nó trở thành thành phần nhạy cảm với ánh nắng và gây hại cho da,.

EWG mong muốn các nhà sản xuất tự nguyện ngừng sử dụng retinyl palmitate trong kem chống nắng cho đến khi có một bằng chứng là chất này an toàn khi tiếp xúc với tia UV. Nhưng đừng chờ đợi gì, ngay bây giờ, bạn nên tránh xa thành phần này. Một trong những cách để không “dính” vào nó, là xem thật kỹ bảng thành phần của kem chống nắng và tránh ngay loại kem chống nắng có chứa retinyk palmitate.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: