Cách tiết kiệm thực phẩm con ăn thừa

Có nhiều cách tiết kiệm mà không phải vứt đi thức ăn thừa. (minh họa: Unsplash)

Nhiều người than ngày nào cũng phải ăn đồ thừa của con trẻ. Mà nếu không ăn thì phải vứt đi mang tội. Vậy làm cách nào để tiết kiệm thức ăn thừa?

Trẻ em thường hay kén ăn và bỏ thừa đồ ăn nếu chúng không thích. Để tránh lãng phí thức ăn thừa, các bà mẹ không cần phải cố ăn để rồi than vì sao lên ký, mà có thể áp dụng nhiều cách, theo American Organic Energy.

Bà Alison Tozzi Liu, biên tập viên của tổ chức James Beard có hai đứa con. Hầu như ngày nào mấy mẹ con bà cũng ăn dư cơm, và cơm chiên là một món hoàn hảo để sử dụng hết những thức ăn thừa. Cơm chiên lên nhìn rất ngon, khi bà cho tất tần tật từ rau diếp, thịt, gừng và tỏi. Con bà thường ăn hết những thứ có trong cơm chiên.

Cơm chiên là món tận dụng nhiều thức ăn thừa nhất. (minh họa: Unsplash)

Trẻ em thường bỏ lại một phần nhỏ bông cải xanh, dâu tây bị dập hoặc ngay cả ức gà nếu thấy ngán, chúng cũng không muốn ăn thêm. Việc tận dụng thức ăn thừa giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí lớn. Bạn có thể cho bất kỳ trái cây còn thừa nào trong tủ lạnh làm sinh tố để tạo nên một nước giải khát thơm ngon. Còn ức gà, hay rau xanh, bạn đều có thể cho vào ngăn tủ đông. Những thức ăn và rau xanh đều có thể cho vào tủ đông để giữ cho thực phẩm được tươi và tránh bị hư hỏng.

“Bạn có thể lập kế hoạch ăn uống và mua thực phẩm trước cho cả tuần, miễn là bạn có một tủ đông để chứa thực phẩm,” Lindsay-Jean Hard, tác giả của cuốn Cooking with Scraps: Turn Your Peels, Cores, Rinds, and Stems into Delicious Meals, viết.

Việc tiết kiệm những thức ăn bỏ sót không chỉ giúp ích cho môi trường mà còn tạo dựng nhiều hương vị. Trong sách dạy nấu ăn của mình, tác giả Jean Hard khai thác những tiềm năng của hương vị khi nấu ăn. Bà sử dụng phần vỏ của cà chua để tạo ra một loại muối. Hơn nữa, bà còn sử dụng aquafaba (chất lỏng sót lại từ đậu đã được nấu chín) thay cho lòng trắng trứng nhưng vẫn giữ nguyên hương vị.

Nhiều món thừa có thể trở thành một món mới. (minh họa: Unsplash)

Những món snack con ăn còn dư, bạn cho vào một thùng chứa lớn. Khi thùng đầy, bạn trộn chúng lại với nhau, hoặc trộn chung với trái cây khô hay ngũ cốc, thành ra một hỗn hợp đồ ăn nhẹ mới.

Không chỉ thức ăn thừa trong gia đình, mà theo một nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng một phần ba tổng số lương thực được sản xuất trên toàn thế giới bị lãng phí. Phần lớn trong số đó là những thực phẩm có hình dạng không đẹp khi đặt trên kệ trưng bày siêu thị, tiệm tạp hóa, mặc dù chúng vẫn có vị ngon. Tất nhiên những thực phẩm này không thể vứt vào thùng rác thực phẩm được.

Báo cáo của Liên hợp quốc thực hiện, trong đó có FAO, Chương trình Lương thực Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết trong năm 2021, có tới 828 triệu người (gần 10% dân số thế giới) không có thức ăn, tăng 46 triệu người so với năm 2020 và tăng 150 triệu người so với năm 2019. Tỷ lệ dân số trong cảnh thiếu ăn vẫn không được cải thiện nhiều từ năm 2015 đến năm 2019. Sử dụng những loại thực phẩm này, không những là cách để tiết kiệm, bảo vệ môi trường, mà còn dạy cho con trẻ biết cách tiết kiệm thức ăn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: