Vai trò của mật ong trong bếp mỗi nhà

(Hình: Mae Mu/Unsplash)

SAN FRANSISCO, California (SGN) – Mật ong là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp của mỗi nhà vì tính đa năng của nó. Không chỉ dùng để nấu ăn, làm nước giải khát, thay thế đường trắng để tăng thêm chất ngọt, mà mật ong còn được dùng trong việc làm đẹp, chăm sóc da, và thậm chí là còn chữa bệnh.

Một số người cho rằng mật ong có cách giúp cho những người thích ngọt nhưng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thỏa mãn sở thích ăn ngọt của mình, trong khi một số người lại sợ mật ong có chứa hàm lượng đường cao. Vậy thực hư là mật ong tốt hay xấu?

Dưới đây là những thông tin về mật ong mà trang mạng Healthline đề cập tới, giúp chúng ta hiểu hơn và có những quyết định phù hợp với nhu cầu của mình.

Mật ong chữa lành vết thương

Trong một số hình thức y học cổ truyền, chẳng hạn như Ayurveda, bắt nguồn từ Ấn Độ hơn 3,000 năm trước, đã dùng mật ong được thoa trực tiếp lên da để hỗ trợ chữa lành vết thương. Với đặc tính kháng khuẩn đặc trưng, mật ong được dùng rất nhiều trong y tế để chữa lành những vết thương, làm giảm sự phát triển của vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng.

Một số các nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng thoa mật ong Manuka trực tiếp lên vết loét ở bàn chân của bệnh nhân tiểu đường có hiệu quả như băng vết thương thông thường, và có thể chữa lành đến 97%.

Tương tự, một nghiên cứu khác thực hiện và theo dõi 30 người tham gia cho thấy thêm mật ong vào băng vết thương giúp tăng cường khả năng chữa lành vết thương ở khoảng 43% trường hợp loét chân do tiểu đường sau ba tháng.

Ngoài ra, mật ong được dùng như phương pháp điều trị hữu ích cho các tình trạng da, chẳng hạn như bệnh vẩy nến, viêm da và mụn rộp.

Bạn cũng chỉ nên sử dụng mật ong thay đường một cách vừa phải để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến cơ thể. (Hình: Youssef Aboutaleb/Unsplash)

Sử dụng mật ong làm chất làm ngọt tốt hơn nhiều so với dùng đường thông thường

Mặc dù mật ong có nhiều lượng đường và calories nhưng nó vẫn là một lựa chọn tốt hơn so với đường trắng, đường mía và các loại đường tinh luyện khác. Trong mật ong có nhiều thành phần chống oxy hóa, phenolic acids và flavonoids, trong khi các loại đường thông thường thì không giàu những chất dinh dưỡng này.

Sử dụng mật ong thay thế đường có thể làm giảm chất béo trung tính, cholesterol LDL có hại và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Tuy vậy, bạn cũng chỉ nên sử dụng mật ong thay đường một cách vừa phải để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Mật ong có thể khiến bạn tăng cân

Thông thường, một muỗng canh mật ong có khoảng 21 gram đường và 64 calories. Mặc dù điều này có vẻ không nhiều, nhưng khi tiêu thụ mỗi ngày cũng có thể khiến lượng calories tăng lên, dẫn đến việc tăng cân. Thậm chí, mật ong khi nạp vào cơ thể nhiều cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn đến cảm giác đói nhanh và nguy hiểm hơn là nguy cơ bị béo phì.

Do đó, cách tốt nhất để tận dụng những lợi ích tiềm ẩn liên quan đến mật ong là chọn một mật ong chất lượng cao và sử dụng nó để thay thế các chất ngọt không lành mạnh, chẳng hạn như siro bắp hoặc đường tinh luyện có hàm lượng fructose cao.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý chỉ tiêu thụ ở lượng vừa phải để giảm thiểu nguy cơ mắc các tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Cách mua mật ong chất lượng

Không phải tất cả mật ong đều được tạo ra như nhau, trên thực tế, một số nhãn hiệu chất lượng thấp thường được trộn với các loại siro khác để cắt giảm chi phí và thêm lợi nhuận.

Mặc dù có thể đắt hơn một chút, nhưng chọn một thương hiệu mật ong nguyên chất hoặc loại ‘organic’ là một cách đơn giản và hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Thông thường mật ong thô sẽ không được tiệt trùng, lọc hoặc xử lý nên sẽ giữ được các đặc tính tăng cường sức khỏe tự nhiên so với mật ong pha trộn. Hơn nữa, việc chọn loại nguyên liệu đảm bảo rằng mật ong sẽ không có thêm siro hoặc các thành phần khác trộn vào.

Bên cạnh đó, bạn nhớ đừng bao giờ cho trẻ dưới một tuổi dùng mật ong nguyên chất vì nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh cao. Lúc này, cơ thể của trẻ sơ sinh chưa đủ mạnh để chống lại các vi khuẩn thông thường khác, chẳng hạn như chủng vi khuẩn clostridium botulinum. Sau một tuổi, hệ tiêu hóa đứa bé đã phát triển đủ để chống lại các độc tố có hại tiềm ẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật. (NA) 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: