Nghiện TikTok: Bạn có nhận ra mình đang dần là con bệnh?

Kể từ khi lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ  Marco Rubio dự báo một cuộc chiến truyền thông mới giữa các quốc gia đang im lặng nuôi thù địch với nhau, TikTok bị chỉ ra là một công cụ của Trung Quốc, và các sự theo dõi, rút rỉa thông tin người dùng và thao túng xã hội. “Các phương tiện truyền thông xã hội khác do kẻ thù của chúng ta kiểm soát phải bị cấm ngay bây giờ. Chúng ta không thể chờ đợi lâu hơn nữa”, ông M. Rubio nói trong một bản tin vào cuối Tháng Một vừa qua.

Các nhà phân tích cùng có chung một ý kiến rằng TikTok là ứng dụng thành công nhất trong lịch sử. Nó xuất hiện vào năm 2017 từ ứng dụng chia sẻ video Douyin của Trung Quốc và trong vòng ba năm, nó đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên thế giới, sau đó vượt qua Google để trở thành ứng dụng được truy cập nhiều nhất trên thế giới.

Việc chinh phục sự chú ý của mọi người của TikTok gặp thuận lợi nhờ đợt phong tỏa Covid năm 2020, nhưng thành công của nó không chỉ là may mắn. Có điều gì đó về thiết kế của ứng dụng khiến nó không thể cưỡng lại được.

Các nền tảng khác, như Facebook và Twitter, sử dụng thuật toán đề xuất làm tính năng để nâng cao sản phẩm cốt lõi. Với TikTok, thuật toán đề xuất là việc xem nội dung các bản video được tải lên. Bạn không cần phải tạo mạng xã hội hoặc liệt kê các sở thích của mình để nền tảng bắt đầu điều chỉnh nội dung theo mong muốn của mình, mà bạn chỉ cần bắt đầu xem, bỏ qua (skip) bất kỳ video nào không thu hút sự quan tâm của bạn.

Hệ thống của TikTok sử dụng một thuật toán độc quyền, được gọi đơn giản là thuật toán For You, lập tức xây dựng hồ sơ tính cách của bạn từ thói quen lựa chọn các loại video mà bạn chọn xem (và TikTok im lặng có thể thu thập cả biểu cảm của bạn). Vì bản video TikTok thường ngắn hơn nhiều so với một video thường xuất hiện trên YouTube, do đó việc thu thập dữ liệu cũng nhanh chóng nhân ra hơn.

Và một khi nó đã “tìm” ra thói quen và sở thích của bạn, thì nó có thể đưa cho bạn những gì khiến bạn nghiện dần. Vì thuật toán For You chỉ ưu tiên nội dung mê hoặc tức thời, nên các video nổi lên trên hệ thống đó, chẳng hạn như hướng dẫn “cách thực hiện” và báo chí hiện trường, có xu hướng bị loại bỏ để nhường chỗ cho thông tin rác nhưng khiến bạn thú vị, một cách đầy chủ ý và có thể có ác ý. Nhiều người trong số những TikToker nổi tiếng nhất, chẳng hạn như Charli D’Amelio, Bella Poarch và Addison Rae, không làm gì khác hơn là nhảy ngẫu hứng và hát nhép.

Về mặt cá nhân, những video như vậy là vô hại, nhưng thuật toán không có ý định chỉ cho bạn xem một video. Khi hệ thống máy chủ nhận được tín hiệu rằng nó đã thu hút sự chú ý của bạn, nó sẽ nhân đôi bất cứ điều gì nó đã làm để giữ bạn không rời chương trình. Điều này cho phép nó nuôi dưỡng nỗi ám ảnh của bạn, hiển thị cho bạn nội dung thôi miên lặp đi lặp lại, củng cố dấu ấn của nó trong não bạn.

Nội dung này có thể bao gồm việc quảng bá hành vi tự làm hại bản thân và chứng rối loạn ăn uống cũng như khuyến khích phẫu thuật chuyển đổi giới tính một cách thiếu phê phán. Đã có bằng chứng cho thấy việc xem những nội dung như vậy có thể gây ra bệnh tâm thần hàng loạt. Các nhà nghiên cứu gần đây đã xác định được một hiện tượng mới trong đó những cô gái trẻ khỏe mạnh xem clip về những người mắc bệnh Tourette đã tự mình bắt chước hành động giống như Tourette (Tourette là một loại rối loạn tâm lý, dẫn đến các hành vi khác thường, trong đó có các loại thường thấy như rối loạn tăng động không tập trung và rối loạn ám ảnh cưỡng chế).

Một cách phổ biến hơn mà TikTok khuyến khích hành vi phi lý trí là sử dụng các xu hướng lan truyền và “thử thách”, nơi mọi người tham gia vào một hành động lặp lại ngớ ngẩn, cụ thể với hy vọng điều đó sẽ khiến họ trở nên nổi tiếng trên TikTok. Các hành vi bao gồm liếm nhà vệ sinh, khịt mũi kem chống nắng, ăn gà nấu trong NyQuil và ăn trộm xe hơi. Các thử thách bất thường dẫn đến chuyện khuyến khích trẻ em phá hoại tài sản, và thậm chí là thách thức khả năng sinh tồn, như uống một lượng lớn rượu nặng trong thời gian thật ngắn. Đã có một số trường hợp tử vong vì người chơi TikTok tin rằng mình có đủ khả năng vượt qua.

Sự nguy hiểm lớn nhất của TikTok không nằm ở bất kỳ nội dung cụ thể nào, mà nằm ở bản chất gây nghiện chung của nó. Các nghiên cứu về chứng nghiện TikTok lâu dài vẫn đủ để đưa ra những lý do rõ ràng, nhưng dựa trên những gì chúng ta biết về chứng nghiện internet nói chung, chúng ta có thể suy ra những tác động với những người dùng TikTok thông thường.

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng nghiện điện thoại thông minh, sự co rút chất xám của não và “chứng mất trí do kỹ thuật số”, một thuật ngữ chung cho sự khởi đầu của chứng lo âu và trầm cảm cũng như sự suy giảm trí nhớ, khả năng chú ý, lòng tự trọng, và kiểm soát xung lực (điều cuối cùng làm tăng nghiện). Đây là những vấn đề gây ra bởi nghiện internet nói chung. Nhưng có điều gì đó về TikTok khiến nó trở nên nguy hiểm đặc biệt.

Để phát triển và duy trì các khả năng tinh thần như trí nhớ và sự tập trung chú ý, con người cần thường xuyên được thực hành. Nhưng TikTok, hơn bất kỳ ứng dụng nào khác, được thiết kế để cung cấp cho bạn những gì bạn muốn trong khi không yêu cầu bạn làm gì cả. Ứng dụng này bỏ qua việc bạn quan tâm theo dõi ai hoặc bạn nhấp vào nút nào; cân nhắc chính của nó là bạn dành bao nhiêu tiếng đồng hồ để xem. Một thực tế là các clip TikTok quá ngắn nên yêu cầu tập trung của não bộ và khoảng chú ý tối thiểu không được dùng tới, khiến việc xem TikTok trở thành trải nghiệm thụ động, không tương tác nhất trong tất cả các nền tảng chính.

Nếu bản chất thụ động của việc tiêu thụ nội dung trực tuyến gây ra sự suy giảm khả năng tinh thần, thì TikTok, với tư cách là nền tảng được sử dụng thụ động nhất, đương nhiên sẽ gây ra sự suy giảm nhiều nhất. Thật vậy, có thể thấy nhiều TikTokers có thói quen phàn nàn trên các trang web như Reddit về việc họ mất khả năng tinh thần, một hiện tượng được gọi là “bộ não TikTok”. Nếu các dấu hiệu đã trở nên rõ ràng, hãy tưởng tượng chứng nghiện TikTok sẽ gây ra những gì cho bộ não đang phát triển của trẻ trong một thập kỷ nữa, kể từ bây giờ.

Khả năng khiến mọi người kinh ngạc của TikTok, cả bằng cách khuyến khích hành động ngớ ngẩn và thậm chí là làm teo dần não (encouraging idiotic behavior, and chronically by atrophying the brain), nên giới nghiên cứu khuyến khích các chính phủ, đặc biệt là Hoa Kỳ, nên nhanh chóng xem xét khả năng sử dụng tiềm năng của nó như một loại vũ khí mới, loại vũ khí tìm cách vô hiệu hóa kẻ thù không phải bằng cách gây đau đớn hay sợ hãi, mà bằng cách hủy hoại tri giác với niềm vui liên tục, giải trí mơ hồ.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: