Người hay phàn nàn, chán ngắt trong mắt đồng nghiệp

(Hình minh họa: Unsplash)

Những giờ giải lao, nghỉ trưa rảnh rỗi, mọi người thường tâm sự, kể chuyện cho nhau nghe. Chuyện vui, chuyện tiếu lâm không nói làm gì, nhiều người lại hay càm ràm, phàn nàn, than thở,… khiến đồng nghiệp… hết muốn nghe.

Theo một nghiên cứu mới của University of Georgia được công bố trên Personnel Psychology, một số người nghĩ rằng việc liệt kê mọi mục trong danh sách việc cần làm một cách bực bội, khiến họ trông có vẻ bận rộn và thành công đấy, nhưng thực tế lại gây ra hiệu ứng ngược lại.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người khoe khoang về mức độ căng thẳng của họ tại nơi làm việc, bị đồng nghiệp coi là “kém năng lực và kém nhiệt tình.”

Jennifer Gunsaullus, một nhà xã hội học và chuyên gia về mối quan hệ, cho biết điều này là do họ có vẻ không hiểu ý đồng nghiệp.

Gunsaullus nói, cảm giác như họ cho mình là rành rỏi nhất, và tự cô lập mình với ý nghĩ, kiểu như, “Bạn sẽ không hiểu công việc của tôi đâu,” “Men, tuần này bù đầu bù cổ, không thở nổi luôn,” Đó không phải là người khiến chúng ta cảm thấy dễ mến hay thân thiện, hoặc muốn dành nhiều thời gian bên họ. Họ than quá, họ “thở không nổi” cơ mà!

Nhưng điều đó cũng cho thấy rằng họ không cảm thấy mình có khả năng kiểm soát được hoàn cảnh của bản thân.

Mọi người đều bị căng thẳng, nhưng có vẻ như họ không quản lý tốt căng thẳng của bản thân và không có quyền tự chủ trong cuộc sống của mình và đó là lý do tại sao họ luôn bị “bù đầu bù cổ” và hay càm ràm, phàn nàn.

Nói nhiều về những căng thẳng của mình, chỉ làm hại người khác. Đó là kết quả của cuộc thử nghiệm với hai nhóm. Một nhóm gồm 360 người, được yêu cầu so sánh các phát biểu của những đồng nghiệp tưởng tượng vừa trở về từ một hội nghị. Trong bài tập này, những đồng nghiệp hay “nổ” về những căng thẳng mô tả hội nghị, chẳng hạn như “xém nữa là đầu tôi muốn nổ tung,” “bạn không biết tôi phải chịu đựng sự căng thẳng đến mức nào đâu.”

Những người tham gia cho biết những đồng nghiệp hay nói về căng thẳng của họ, kém dễ mến và năng lực yếu hơn nhiều so với những người nói rằng hội nghị diễn ra tuyệt vời và thậm chí cả những người chỉ nói rằng “công việc rất khó khăn, nhưng nay thì xong rồi, khỏe!”

Những người tham gia cũng cho biết họ ít có khả năng giúp đỡ đồng nghiệp thường xuyên phàn nàn về những vấn đề trong công việc.

Sau đó, các tác giả nghiên cứu khảo sát 218 nhân viên về trải nghiệm thực tế của họ với những người khoe khoang về mức độ khó chịu của họ trong công việc và nhận được kết quả tương tự.

Gunsaullus cho biết, ở cạnh một người luôn phàn nàn như vậy thật là khó chịu. Họ chỉ làm hại bạn và làm tăng thêm sự tiêu cực của bạn mà thôi.

Để hạn chế tình trạng kiệt sức của bản thân, điều thông minh là bạn nên đặt ra một số ranh giới với một đồng nghiệp luôn phàn nàn. Cách tốt nhất để làm điều này là dùng “gậy ông đập lưng ông.” Cô chia sẻ: “Bạn có thể nói rằng, ‘Tui cũng đang mệt quá chừng đây, thôi tui phải đi kiếm chỗ nghỉ ngơi chút xíu rồi vô làm tiếp, chào bạn nhé!’ hoặc ‘Mình cũng sắp kiệt sức rồi, bạn nói nữa là mình.. quỵ luôn á.”

Gunsaullus nói bạn đừng cảm thấy tội lỗi vì đã nói như vậy với họ, vì đôi khi xử sự như thế là tốt cho họ, và cũng tốt cho bạn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: