“Người tiêu cực ơi, hãy ra khỏi đời tôi!”

Bạn sẽ không bao giờ đủ cởi mở cho một mối quan hệ mới, bởi vì tâm trí bạn vẫn còn vương vấn trong quá khứ với người yêu cũ. (minh họa: Meghan Holmes/Unsplash)

Bạn sẽ luôn bị kiệt sức về mặt tâm lý và cảm xúc khi tương tác với những người thường xuyên mang lại những điều tiêu cực vào cuộc sống của mình, đó là điều hiển nhiên. Vì lợi ích của chính mình, đôi khi cần phải cắt đứt liên lạc với họ.

Nhưng việc phát hiện ra những kiểu người khó chơi này, ngay lập tức là không dễ dàng gì. Tuy vậy, một khi đã quen biết họ lâu dài, bạn sẽ không khó để nhận ra. Bạn sẽ thường thấy rằng họ hết sức tiêu cực, chỉ trích gay gắt và đòi hỏi không ngừng. Họ cũng cố gắng khuất phục hoặc thao túng bạn theo những cách khiến cho bạn cảm thấy bất lực. Hiểu những đặc điểm này và cách chúng tác động đến bạn là rất quan trọng.

Nếu trong cuộc sống, có ai đó thường xuyên tỏ ra tiêu cực, cố gắng khiến bạn cảm thấy mình kém giá trị hơn hoặc khiến bạn cảm thấy căng thẳng, thì đã đến lúc phải tìm cách mời họ ra khỏi cuộc đời mình.

Nhận ra những người có vấn đề thật không dễ gì, vì họ có thể cũng bình thường và hành động giống như mọi ai khác. Đó là lý do tại sao bạn bắt buộc phải chú ý đến hành vi và lời nói của những người mà mình giao du cùng. Một khi những người này cảm thấy thoải mái với bạn, họ sẽ trở nên tiêu cực một cách rõ ràng và quá mức, chỉ trích mọi thứ, mọi người một cách thậm tệ hoặc liên tục đưa ra yêu sách.

Ngoài ra, họ còn thể hiện các hành vi kiểm soát khiến bạn cảm thấy bất lực và bối rối. Nhận ra những đặc điểm này và hiểu cách chúng ảnh hưởng đến bạn là rất quan trọng. Nếu ai đó liên tục hạ thấp giá trị và lấy đi lòng tự trọng của bạn hoặc chỉ tổ làm bạn căng thẳng hơn mỗi khi gặp họ, thì đã đến lúc đánh giá lại mối quan hệ này.

(ảnh: Andre Hunter/Unsplash)

Một khi bạn đã xác định được một người tiệu cực và khó tính, bước tiếp theo là phải thiết lập ranh giới. Điều này đòi hỏi phải truyền đạt những kỳ vọng và nhu cầu, hạn chế mọi tương tác của bạn với họ. Thiết lập ranh giới là điều cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bản thân và đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi khi từ chối những yêu cầu vô lý của những cá nhân này.

Bất chấp những nỗ lực mà mình có thể đưa ra, việc thiết lập ranh giới không phải lúc nào cũng là đủ. Trong những trường hợp như vậy, hãy xác định khi nào cắt đứt quan hệ là lựa chọn tốt nhất cho hạnh phúc của chính mình. Đây là một lựa chọn khó khăn đối với không ít những người khác, nhưng nó thường là cần thiết. Nếu ai đó liên tục góp phần khiến bạn lo lắng, căng thẳng hoặc không vui, hãy cân nhắc đến việc chấm dứt mối liên lạc. Điều cần thiết là bạn phải ưu tiên sức khỏe tinh thần và cảm xúc của mình, đồng thời gắn chặt quan hệ với những người luôn nâng đỡ và hỗ trợ bạn.

Việc cắt đứt quan hệ với những người tệ hại là điều cần thiết cho sự phát triển và hạnh phúc của bạn. (minh họa: Ioana Cristiana/Unsplash)

Mặc dù điều này thường gây tổn hại về mặt cảm xúc, nhưng việc cắt đứt quan hệ với những người tệ hại là điều cần thiết cho sự phát triển và hạnh phúc của bạn. Đừng quên nhắc nhở bản thân rằng bạn có quyền kiểm soát những ai được phép bước vào cuộc đời mình và việc ưu tiên cho hạnh phúc của bản thân là hoàn toàn bình thường. Từ bỏ những mối quan hệ tiêu cực là một thách thức đối với nhiều người, nhưng việc dành nhiều thời gian hơn cho những người luôn hỗ trợ và khuyến khích bạn là điều quan trọng hơn.

Tóm lại, muốn sống tích cực, bạn hãy nhớ những điều sau:

-Xác định những người gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chính bạn.

-Thiết lập ranh giới giữa các mối quan hệ là một điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chính mình.

-Nói “không” với những đòi hỏi và kỳ vọng vô lý.

-Trong một số trường hợp, việc cắt đứt quan hệ với những người hay gây phiền toái là điều cần thiết cho một cuộc sống hạnh phúc.

-Ưu tiên cho sức khỏe của bản thân và luôn giữ trong tâm trí một chí hướng tích cực để có một cuộc đời viên mãn hơn.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: