Nhạc gì giúp tập trung, thay đổi cảm xúc?

Âm nhạc giúp thư giãn cơ bắp, cải thiện tâm trạng, thậm chí giảm nhẹ huyết áp, nhịp tim và sự lo âu. (minh họa: Unsplash)

Một nhà thần kinh học Harvard cho biết bản nhạc số 1 mà ông nghe khi cần tập trung, không phải nhạc giao hưởng cổ điển.

Âm nhạc không chỉ để giải trí. Bật nhạc, giúp bạn tập trung tốt hơn, ngay cả khi bạn phải vật lộn với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Nhưng với âm nhạc và con người rất đa dạng, làm thế nào để bạn quyết định điều gì là tốt nhất cho mình? Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi nói đến việc tăng cường trí tuệ, không có thể loại nào phù hợp với tất cả.

Nó hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân và những gì họ phản ứng. Người thì yêu thích hip-hop, rap, pop, nhạc đồng quê, người lại mê nhạc dân gian, cổ điển, opera.

Một nhạc sĩ và nhà thần kinh học Harvard viết trên CNBC, những “bản nhạc quen thuộc” hoặc những bài hát mà ông thích và hiểu rõ nhất, là cách hiệu quả nhất để tối đa hóa sự tập trung.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy âm nhạc quen thuộc kích hoạt nhiều vùng não chịu trách nhiệm vận động, vì vậy sẽ giúp trí não tập trung. Điều này có nghĩa người nghe có thể hát theo và cảm nhận nhịp điệu học được trong cơ thể mình. Bởi vì đã quá quen thuộc với bài hát, giai điệu của bản nhạc, nên người nghe biết trước âm thanh gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Khi cần tập trung, âm nhạc quen thuộc giúp bạn giảm căng thẳng và kết nối với những cảm xúc mà bạn cần để có.

Ví dụ: Nếu đang tức giận về điều gì đó và cần giải tỏa, bạn có thể nghe “Lose Yourself” của Eminem. Nếu đang kìm nén nỗi buồn về một mất mát và không còn năng lượng để tập trung, bạn có thể nghe “Adagio in G Minor” của Albinoni. Nếu cảm thấy tức giận hoặc kích động, hãy bật bài “Smells Like Teen Spirit” của Nirvana. Nếu đang căng thẳng, và cần tìm thứ gì đó giúp bình tĩnh lại, đó có thể là “Flowers” của Miley Cyrus hoặc “Big Green Tractor” của Jason Aldean.

Nếu đang căng thẳng, và cần tìm thứ gì đó giúp bình tĩnh lại, đó có thể là “Flowers” của Miley Cyrus.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng niềm vui nghe nhạc của bạn đi theo một đường cong hình chữ U. Đầu tiên, nó tăng lên, nhưng sau một thời gian, khi bộ não của bạn đã quen với nó, lợi ích sẽ giảm dần.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khác phát hiện ra rằng loại nhạc ảnh hưởng tích cực nhất đến việc học là những bài hát nhẹ nhàng, tiết tấu hơi nhanh, như “I’m Yours” của Jason Mraz hoặc “Love on Top” của Beyoncé.

Nhạc lớn, nhanh, hoặc nhẹ nhàng, chậm rãi có xu hướng cản trở việc học. Nhạc không lời có thể ít gây rối hơn so với nhạc có lời.

Âm nhạc quen thuộc ảnh hưởng đến não của bạn như thế nào? Có nhiều cách mà âm nhạc có thể tác động đến khả năng tập trung của não bộ. Một cơ chế liên quan đến việc giảm căng thẳng và cortisol, cho phép trung tâm chú ý của não hoạt động mà không bị gián đoạn.

Trong não, các trung tâm tập trung được kết nối trực tiếp với các vùng xử lý cảm xúc, vì vậy bất kỳ bản nhạc nào khiến bạn dễ xúc động hơn đều có thể làm bạn mất tập trung.

Mặt khác, khi bạn kìm nén cảm xúc của mình, những cảm xúc tiêu cực sẽ chỉ đọng lại trong não bạn. Và cố gắng hết sức có thể, bạn sẽ mất khả năng tập trung. Vì vậy, nếu âm nhạc giúp bạn kết nối với cảm xúc của mình, thì nó cũng có thể giúp bạn có suy nghĩ, thái độ tích cực hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: