Nói ra nỗi sợ hãi để chữa lành vết thương lòng

Vượt qua nỗi sợ hãi không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng việc này là hoàn toàn nằm trong tay nếu bạn biết quyết tâm, kiên nhẫn và thực hành những điều mà mình học được. (minh họa: Unsplash)

Khi nói đến những điều khiến chúng ta sợ hãi, nhiều người chỉ muốn trốn khỏi chứ không dám đối mặt. Nhưng một khi có đủ can đảm để đứng trước nỗi sợ hãi của mình và chia sẻ với những người thân yêu hoặc những bạn bè, những người chịu lắng nghe, bạn có thể ngạc nhiên trước những kết quả khả quan mà điều này đem lại.

Hầu như mọi người đều có ít nhất một nỗi sợ cho riêng mình. Tuy việc nói lên nỗi sợ hãi của mình nghe có vẻ đáng sợ vì nó có khiến bạn cảm thấy rất xấu hổ, nhưng bạn cần phải chia sẻ để được hiểu và tôn trọng.

Nói lên nỗi sợ hãi của mình nghe có vẻ đáng sợ vì nó có khiến bạn cảm thấy rất xấu hổ, nhưng bạn cần phải chia sẻ để được hiểu và tôn trọng. (minh họa: Unsplash)

Dưới đây là những lợi ích khi bạn nói ra những nỗi sợ hãi của mình cho người khác.

Tăng khả năng tự nhận thức: Nói ra nỗi sợ hãi có thể giúp bạn hiểu và xác định suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của mình. Tất cả chúng ta đều muốn được hiểu rõ bản thân mình hơn.

Giảm lo lắng: Nói về nỗi sợ hãi có thể giúp bạn nhìn chúng theo một góc độ khác, giảm bớt sức mạnh và sự kiểm soát của chúng đối với bạn.

Xây dựng sự tự tin: Đối mặt và vượt qua nỗi sợ hãi giúp bạn trở nên tự tin và tôn trọng mình hơn.

Nói ra nỗi sợ hãi có thể giúp bạn hiểu và xác định suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc của mình. (minh họa: Unsplash)

Cải thiện kỹ năng giao tiếp: Nói về nỗi sợ hãi với người khác có thể giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn và củng cố các mối quan hệ.

Nhận được sự hỗ trợ: Khi bạn chia sẻ nỗi sợ hãi của mình với người khác, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ nhiều người. Những lời động viên, khuyến khích và những lời khuyên chân thành từ những người khác. Thỉnh thoảng, ai trong chúng ta chẳng cần một chút hỗ trợ.

Tăng kỹ năng giải quyết vấn đề: Bằng cách chia sẻ nỗi sợ hãi với người khác, bạn có thể đưa ra các giải pháp và phát triển các chiến lược để vượt qua chúng. Thay vì chỉ giữ kín trong lòng, tại sao lại không tìm ra giải pháp để vượt qua chúng?

Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực: Có những lúc chúng ta tự dằn vặt nội tâm bằng những điều vô lý mà mình tự tạo ra. Nói ra nỗi sợ hãi sẽ giúp bạn vượt qua những suy nghĩ và niềm tin tiêu cực đó, để cuối cùng trong tâm trí bạn chỉ tồn tại những suy nghĩ tích cực và trong sáng.

Vượt qua nỗi sợ hãi thông qua việc thể hiện bản thân và giao tiếp có thể giúp bạn trưởng thành và học được các kỹ năng đối phó cần thiết trong cuộc sống. (minh họa: Unsplash)

Thúc đẩy sự phát triển cá nhân: Các thế hệ gần đây được nuôi dạy bởi những bậc phụ huynh luôn giải quyết mọi vấn đề cho họ, chiều chuộng họ, đáp ứng mọi mong muốn mà họ đưa ra, và ít khi nói không. Sau đó, họ tự hỏi tại sao con cái họ không thể đương đầu với một thế giới không quan tâm đến những cảm xúc nhỏ bé của chúng. Vượt qua nỗi sợ hãi thông qua việc thể hiện bản thân và giao tiếp có thể giúp bạn trưởng thành và học được các kỹ năng đối phó cần thiết trong cuộc sống.

Thúc đẩy quá trình chữa lành: Nói về nỗi sợ hãi có thể là liệu pháp điều trị và giúp bạn giải quyết cũng như chữa lành những tổn thương và trải nghiệm không hay trong quá khứ.

Cuối cùng, nếu bạn cần sự trợ giúp từ mọi người, đừng ngần ngại, hãy nói ra nỗi sợ hãi trong lòng mình, vì “con có khóc mẹ mới cho bú” chứ!

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: