‘Sếp’ và nhân viên ngày càng giảm ‘tình thương mến thương’

(Hình minh họa: Campaign Creators/Unsplash)

Đã qua rồi cái thời người quản lý và nhân viên thân tình gặp gỡ thông qua các cuộc họp trên mạng, gắn kết với nhau qua những trải nghiệm chung về đại dịch và trò chuyện về gia đình cũng như cuộc sống thường nhật.

Không như trong thời dịch, nhiều nhân viên và các sếp không còn tỏ ra thân tình với nhau nữa, dẫn đến niềm tin bị mất mát.

Ben Granger, nhà tâm lý học tại nơi làm việc và người đứng đầu dịch vụ tư vấn trải nghiệm nhân viên tại Qualtrics, cho biết rất nhiều nhà quản lý quay trở lại trạng thái trước COVID-18: ít gặp và nói chuyện thân tình hơn so với những năm 2020 và 2021.

Granger nói với CNBC Make It: “Mọi người thể hiện tính thân mật với nhau khi giao tiếp. Họ tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao nhưng rồi điều đó dần tan biến. Để rồi việc giảm giao tiếp dẫn đến những nhận thức khác nhau về việc ‘có lẽ tôi không còn cảm thấy thân thiết với người quản lý hoặc nhóm lãnh đạo đó mà tôi từng có.’”

67% nhân viên tin tưởng sếp của mình sẽ đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý vào Tháng Năm năm 2020, theo Khảo sát về khả năng phục hồi toàn cầu của Qualtrics. Con số đó đã giảm dần, theo Granger.

Sau làn sóng sa thải xảy ra sau đại dịch – một số diễn ra đột ngột qua email hoặc Slack – và nhân viên cảm thấy căng thẳng và kém tin tưởng hơn bao giờ hết.

Kết quả là các sếp sẽ gặp khó khăn trong việc lãnh đạo tổ chức của mình một cách hiệu quả và nhân viên có thể im lặng nghỉ việc hoặc bỏ việc.

Cách cải thiện mối quan hệ nơi làm việc

Để thay đổi động lực này, các sếp cần ưu tiên ba điều: năng lực, tính chính trực và lòng nhân từ.

“Khi mọi người phát hiện ra ba điều đó, họ có nhiều khả năng tin tưởng vào sếp của mình hơn. Đôi khi bạn mắc một sai lầm nhỏ thôi, nhưng nếu bạn chứng tỏ được rằng mình quan tâm đến người khác thì… mọi người sẽ bỏ qua cho bạn.”

Nhân viên muốn làm việc cho người có những giá trị tốt, người kiên định với những giá trị đó và luôn quan tâm đến lợi ích tốt nhất của người khác.

Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và cộng tác cũng rất quan trọng – đối với cả sếp và nhân viên. Theo chuyên gia văn hóa nơi làm việc Tom Gimbel, những người có những kỹ năng đó có thể củng cố mối quan hệ tại nơi làm việc, xây dựng niềm tin và giúp thúc đẩy nền văn hóa mà mọi người muốn trở thành.

Gimbel, giám đốc điều hành của cơ quan việc làm LaSalle Network có trụ sở tại Chicago, nói với Make It vào Tháng Tư: “Bạn càng chân thực thì càng có nhiều người muốn làm quen với bạn và yêu thích công ty của bạn.”

Hãy thử thỉnh thoảng tổ chức những cuộc gặp gỡ thân mật với sếp hoặc người quản lý của bạn, hãy khuyên Andy Cohen và Diane Hoskins, đồng CEO của công ty kiến trúc Gensler.

Hoskins nói với Make It vào Tháng Hai: “Nhiều nhân viên trẻ của Gensler dành 15 phút với tôi chỉ để uống cà phê và nói chuyện, cho dù đó là về công việc hay cuộc sống đời thường, sở thích và mối quan tâm của chúng tôi. Tôi không thể nói cho bạn biết tôi đánh giá cao và thích thú những cuộc trò chuyện đó đến mức nào. Trong những cuộc trò chuyện kiểu này, hầu hết các sếp đều nghĩ, ‘Tôi có thể đưa ra hoặc nói gì để giúp người này mở ra một số suy nghĩ về sự nghiệp của họ hoặc thử điều gì đó mới mẻ không?’. Những cuộc trò chuyện này thật ra sẽ rất có ý nghĩa và hiệu quả.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: