Ăn bao nhiêu tôm là đủ?

Minh họa: Unsplash

Tôm là nguồn thực phẩm có dinh dưỡng phong phú như protein, iod, acid béo omega 3 và kali.

Người nào thiếu vitamin B12 sẽ hay mệt mỏi, nóng mặt, cơ bắp trở nên yếu ớt, dễ mắc các bệnh thiếu máu. Để bổ sung chất này, không gì tốt hơn tôm hùm đất, vì nó chứa rất nhiều vitamin B12 cần thiết.

Còn nếu bác sĩ nói bạn thiếu chất sắt, thay vì uống thuốc chưa chất iron, bạn ăn tôm nhiều vào một chút, nó sẽ bổ sung chất sắt cho cơ thể bạn.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều tôm sẽ gặp nhiều phản ứng phụ không tốt cho cơ thể.

Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20g-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.

Minh họa: Unsplash

Các món ăn với tôm nên sơ chế thật kỹ trước lúc ăn, nên sử dụng tôm đã nấu chín. Tôm hay các loại hải sản khác rất dễ có giun sán. Vì vậy, tốt nhất là không nên ăn tôm sống, hay tái, nhất là đối với trẻ em.

Thế ai nên kiêng ăn tôm?

Nhiều người nên kiêng ăn tôm hơn bạn tưởng, nên đừng ngạc nhiên khi danh sách người kiêng ăn tôm dưới đây có bóng dáng của bạn.

Người đầu tiên nên kiêng ăn tôm là người bị dị ứng với hải sản, vì ăn vào dễ bị nổi mẩn đỏ, hoặc cá nốt sưng, đặc biệt khi ăn nhiều tôm nhỏ.

Người bị đau mắt đỏ cũng không nên ăn, vì tôm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Không chỉ có tôm, người đau mắt đỏ còn nên kiêng các loại hải sản khác.

Người có hàm lượng cholesterol cao thì đương nhiên là phải kiêng ăn tôm.

Ba người kế tiếp là người đang bị ho, người đang bị hen suyễn, và người đang có triệu chứng viêm không được ăn tôm.

Minh họa: Unsplash

Tôm cũng như các hải sản khác có nhiều iod có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

Người yếu bụng ăn tôm sẽ dễ bị tiêu chảy, và đau bụng. Ngoài ra, người bị một số bệnh như gout, tăng acid uric máu và viêm khớp lại càng nên tránh các loại tôm cua, vì dễ làm bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Một số điều ngộ nhận về tôm

Nhiều người nghĩ ăn phần đầu tôm sẽ rất tốt cho mắt (!?)

Thực ra chưa có nhiên cứu nào đáng tin cậy nói về vấn đề này cả, chỉ biết rằng tôm là loài chứa chất thải trên đầu. Ăn đầu, tức là ăn luôn túi chất thải của nó. Theo bạn, chất này có tốt không?

Một điều cấm kỵ khác là sau khi ăn tôm xong, không nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua,… Lý do?

Minh họa: Unsplash

Chất asenic có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người. Vậy đủ chưa?

Nhiều người cho rằng vỏ tôm chứa rất nhiều calci, nên ra sức ăn luôn vỏ tôm cho… bổ!

Thực tế, vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa calci mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng calci là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.

Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều calci nhất.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: