Bạn có thể ‘nhịn’ ngủ trong bao lâu?

(minh họa: Anthony Tran/Unsplash)

Mọi người đều biết rằng ngủ nghỉ là quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng răm tắp “ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ” được.

Những đêm mất ngủ là điều thường xảy ra đối với nhiều người: cha mẹ có con mới sinh, học sinh đang ôn thi, những người đang phải vật lộn với chứng mất ngủ.

Một báo cáo của Pentagon về tình trạng thiếu ngủ, định nghĩa “thiếu ngủ hoàn toàn” là thức suốt 24 giờ hoặc bỏ qua khoảng thời gian ngủ bình thường, bất cứ khi nào có thể. Nói cách khác, nếu bạn thường thức dậy lúc 7 giờ sáng nhưng lại thức cả đêm để chơi trò chơi điện tử hoặc có chuyện phải giải quyết gấp cho đến 7 giờ sáng hôm sau, bạn bị coi là rơi vào tình trạng thiếu ngủ hoàn toàn.

Còn “thiếu ngủ một phần” có nghĩa là khoảng thời gian bạn ngủ ít hơn bảy giờ mỗi đêm, bị rút ngắn hoặc bị gián đoạn. Một tuần như vậy được coi là “thiếu ngủ một phần mãn tính.”

Theo cùng một báo cáo, cứ mỗi 24 giờ thiếu ngủ sẽ dẫn đến sự suy giảm hiệu suất nhiệm vụ nhận thức ước tính khoảng 25% đến 35%. Không phải là bạn gặp khó khăn trong một số giờ cụ thể và không thể làm chủ cơ thể, mà đúng hơn là, theo thời gian bạn bị thiếu ngủ, não sẽ hoạt động ít và kém hiệu quả hơn.

Báo cáo cũng trích dẫn những phát hiện rằng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ chấn thương sọ não, tăng cảm giác mệt mỏi về mặt cảm xúc và kiệt sức, làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo âu, các triệu chứng của PTSD, trầm cảm và nảy sinh những ý tưởng và hành động tự tử.

(minh họa: Unsplash)

Để có lời khuyên thực tế, các nhà nghiên cứu tham khảo môi trường quân đội, nơi quân nhân thường phải thực hiện những nhiệm vụ khiến họ khó ngủ hoặc không thể ngủ được.

Điểm mấu chốt là, quân nhân nên được giao nhiệm vụ cho phép ngủ 8 tiếng trong mỗi 24 giờ, nếu có thể. Nếu điều đó là không thể, hãy lên kế hoạch “dự trữ” giấc ngủ trước thời gian mất ngủ đó và dành thời gian cho giấc ngủ “hồi phục” sau đó (giống như cách Gardner ngủ say trong 14 giờ sau thí nghiệm của mình).

Một trường hợp lâm sàng của chứng mất ngủ là tình huống khác với một sinh viên hoặc một người lính phải thức suốt đêm. Mất ngủ là do nhiều nguyên nhân và bạn cần được đánh giá để tìm hiểu điều gì đang xảy ra trong cơ thể và não bộ khiến bản thân không thể có được một giấc ngủ ngon. Lời khuyên bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào chính xác điều gì sai.

Tuy nhiên, điều đáng nói là chỉ vì bạn nghĩ mình không ngủ không có nghĩa là bạn thực sự trải qua một đêm thức trắng. Nhiều người than với bác sĩ “Cả đêm tôi chẳng ngủ được chút nào,” “Tôi thức trắng suốt đêm,”… nhưng một nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy, họ có ngủ mà không nhận ra.

Ngay cả cuốn sách Guinness cũng thừa nhận điều này: một trong những lý do khiến họ ngừng lưu giữ hồ sơ về tình trạng mất ngủ, bên cạnh nguy cơ về sức khỏe, là những người có vẻ tỉnh táo vẫn có thể đang trải qua “những giấc ngủ ngắn.”

Khi thảo luận về tác động của những ca làm việc kéo dài đối với các y tá, CDC viết rằng “một người thiếu ngủ không thể kiểm soát sự khởi đầu của những giấc ngủ ngắn và thường không biết lúc nào giấc ngủ diễn ra.”

Các chuyên gia về giấc ngủ khuyên rằng, thay vì xem đồng hồ và lo lắng về việc bạn không ngủ được bao nhiêu tiếng, hãy cứ thư giãn. Thư giãn gần giống như một giấc ngủ và thường dẫn đến buồn ngủ.

Nhưng nếu bạn vẫn bị buồn ngủ vào ban ngày, hoặc nếu bạn có những lo ngại khác về giấc ngủ của mình, hãy gặp bác sĩ liền đi nhe!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: