Bị tiểu đường tránh ăn gì ngày Tết?

Minh họa: Pixabay

Các món ăn ngày Tết chứa nhiều đường, tinh bột, chất béo, đạm hoặc bia rượu có thể khiến bệnh tiểu đường nặng nề hơn. Do đó, dịp Tết, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn và kết hợp các thuốc hạ đường huyết để phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần ăn uống đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh đường huyết tăng cao sau ăn, hoặc đường huyết tụt quá thấp do khoảng cách giữa các bữa ăn kéo dài.

Người bệnh cũng cần kiêng các thực phẩm giàu chất đường hấp thu nhanh như bánh chưng, bánh tét, xôi chè, bánh mứt kẹo, hoa quả sấy khô (mít, vải, nhãn). Những thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, thịt đông, giò thủ, nội tạng động vật, các món xào rán… cũng cần tránh.

Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai (khoai lang, khoai mì…), bánh quy, trái cây nên hạn chế.

Nói chung, người bệnh tiểu đường nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen, bánh mì nguyên cám; các loại rau không chứa tinh bột gồm cà chua, cà rốt…; các loại trái cây như táo, chuối, bưởi, mận, lê, kiwi, ổi.

Việc ăn nhiều trái cây, rau, đậu, ngũ cốc không chỉ cung cấp lượng đường hấp thu chậm, mà còn bổ sung chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Một số thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường

Cá béo

Minh họa: Pixabay

Các loại cá béo bao gồm: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích đều là những nguồn cung cấp axit béo omega 3 như DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch. Với những người bị bệnh tiểu đường, đang có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ thì việc ăn những loại cá này sẽ cung cấp đủ lượng dưỡng quan trọng. DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.

Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người thường xuyên ăn cá béo sẽ có rất ít nguy cơ bị suy tim và tử vong vì bệnh tim. Trong các nghiên cứu này, những người lớn tuổi, bao gồm cả nam và nữ, ăn cá béo 5–7 ngày mỗi tuần trong vòng 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.

Cá cũng là một nguồn cung cấp đạm chất lượng, giúp bạn cảm thấy no và tăng cường trao đổi chất.

Trứng

Trứng có khả năng giảm thiểu các tác nhân gây bệnh tim, thúc đẩy chức năng kiểm soát mức đường huyết trong cơ thể.

Thường xuyên ăn trứng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hạn chế viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy insulin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL.

Một nghiên cứu cho biết: những người bị bệnh tiểu đường type 2 nếu có chế độ ăn uống với lượng đạm cao, bao gồm cả 2 quả trứng mỗi ngày, đã có nhiều cải thiện về hàm lượng cholesterol cũng như mức đường huyết..

Các loại rau lá xanh

Những loại rau tốt cho người tiểu đường gồm: cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác. Đây đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kể cả vitamin C. Trong một nghiên cứu cho thấy: Người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn.

Quế

Minh họa: Pixabay

Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường type 2 đã dùng quế trong 90 ngày có mức độ hemoglobin A1c giảm gấp đôi so với những bệnh nhân khác chỉ được nhận sự chăm sóc thông thường.

Nghệ

Curcumin, một thành phần có trong nghệ, có thể làm giảm viêm nhiễm, mức đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường. Đây là một ưu điểm quan trọng vì bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về thận.

Tuy nhiên, curcumin không tự hấp thụ được mà nên có thêm chất piperine (có nhiều trong tiêu đen) để tăng cường sự hấp thụ lên khoảng 2.000%.

Các loại quả hạch

Quả hạch là một trong những món ăn vặt tốt cho người tiểu đường. Tất cả các loại quả hạch đều chứa chất xơ và rất ít tinh bột đường tiêu hóa (một số loại sẽ chứa nhiều hơn) nên được xem là thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường hữu hiệu.

Một số loại quả hạch gồm: Hạnh nhân, hạt bào ngư (quả hạch Brazil), hạt điều, hạt dẻ (hạt phỉ), hạt mắc ca, hồ đào, hồ trăn (hạt dẻ cười), quả óc chó.

Người bị tiểu đường ăn thêm 30g quả óc chó trong khẩu phần hàng ngày đã cải thiện thể chất, giảm được cân và mức insulin trong cơ thể.

Sữa chua ít đường

Sữa chua ít đường, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp là thực phẩm cho người bị tiểu đường. Nó có thể kiểm soát mức đường huyết tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một phần nhờ vào lượng lợi khuẩn probiotic có trong chúng.

Dâu tây

Anthocyanin trong dâu tây có khả năng giảm lượng cholesterol sau mỗi bữa ăn. Đồng thời, loại trái cây này cũng có khả năng điều chỉnh đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường type 2.

Tỏi

Minh họa: Pixabay

Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giảm viêm nhiễm, đường huyết cũng như cholesterol xấu LDL ở người bị tiểu đường type 2. Chúng cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Qua một nghiên cứu, những người không kiểm soát được chứng cao huyết áp được cho dùng tỏi đen trong vòng 12 tuần và huyết áp đã giảm đi trung bình 10 đơn vị.

Các loại bí

Như các loại rau củ khác, bí cũng chứa các chất chống oxy hóa có lợi. Rất nhiều loại bí mùa đông có hàm lượng cao lutein và zeaxanthin – ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Một nghiên cứu khác dùng chiết xuất bí đã cho thấy hiệu quả về giảm béo phì và nồng độ insulin. Những người bị bệnh tiểu đường type 2 sau khi dùng chiết xuất từ bí mùa đông đã giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Sử dụng đúng thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường đóng vai trò tích cực trong việc kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng bện tiểu đường. Nếu biết cách kết hợp các loại thực phẩm cho người bị tiểu đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày, người bệnh có thể sống khỏe mạnh vì không còn phải chịu đựng các triệu chứng do bệnh gây ra.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: