Đã có thuốc chống buồn ngủ, không phải cà phê!

(minh họa: Miikka Luotio/Unsplash)

“Căng da bụng, trùng da mắt” (no thì buồn ngủ) là chuyện bình thường, nhưng tin vui với người hay buồn ngủ do bệnh, vì đã có thuốc giảm cơn buồn ngủ.

Nhiều người hay than, cứ sau bữa cơm trưa, hoặc vào buổi chiều tà là cơ thể “đình công”, uể oải, lờ đờ, buồn ngủ. Đây là vấn đề sinh lý hoàn toàn bình thường. Nhưng đối với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea – OSA) lại là chuyện khác, khá nghiêm trọng hơn.

Buồn ngủ ban ngày quá mức (Excessive Daytime Sleepiness – EDS) đối với những người mắc OSA có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Có nghĩa là bạn thường xuyên rơi vào trạng thái “mắt díp lại, mở không ra” vào những thời điểm không phù hợp, chẳng hạn như khi đang lái xe hoặc đang phải hoàn thành một việc gì đó gấp.

May mắn thay, các nhà nghiên cứu đã xác định được một loại thuốc chống buồn ngủ, tất nhiên không ở dưới dạng “espresso” hay “cappuccino”.

Từ trước đến nay, người mắc chứng OSA được các bác sĩ cho sử dụng thiết bị hỗ trợ phổi bằng khí nén vào ban đêm (Positive Airway Pressure – PAP) nhưng không phải lúc nào nó cũng hữu hiệu, do đó, các chuyên gia tìm giải pháp khác, là thuốc.

Bác sĩ nội trú Tyler Pitre, thuộc McMaster University ở Canada, cho biết: “Điều quan trọng nhất mà những người mắc OSA nên làm là sử dụng máy PAP của họ, nhưng nếu họ vẫn còn buồn ngủ thì cũng có những lựa chọn dưới dạng thuốc giúp chống lại cơn buồn ngủ, giảm sự mệt mỏi.”

Trong nghiên cứu mới được công bố, Pitre và các đồng nghiệp đã thử nghiệm, cho 3,085 người mắc OSA và EDS uống thuốc và so sánh của ba loại thuốc chống mệt mỏi: sorriamfetol, armodafinil-modafinil và pitolisant. Cả ba đều hiệu quả hơn giả dược ở các mức độ khác nhau.

Kết hợp dữ liệu của 14 thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng sorriamfetol mang lại sự khác biệt thống kê lớn nhất, so với giả dược về mức độ tỉnh táo. Bằng chứng không hoàn toàn cụ thể đối với armodafinil-modafinil và pitolisant, những chất có khả năng cải thiện một số, nhưng không phải tất cả, các biện pháp đánh giá sự tỉnh táo sau một tháng sử dụng.

Số liệu thống kê cũng cho thấy tác dụng phụ có thể là một vấn đề với armodafinil-modafinil và sorriamfetol.

 Mặc dù rất khó để tóm tắt các phát hiện qua nhiều thử nghiệm, nhưng sự so sánh cho thấy tác dụng của sorriamfetol rõ ràng hơn, thường là do sự gia tăng nồng độ norepinephrine (chuẩn bị để cho cơ thể hành động) và dopamine (liên quan đến niềm vui và động lực) trong não.

Nhiều người ngồi đâu ngủ đó. (minh họa: Stacey Koenitz/Unsplash)

Các nhà nghiên cứu cho biết những ưu và nhược điểm của sorriamfetol cần được nghiên cứu thêm, đặc biệt là về tác động lâu dài đối với những người dùng nó, vì có rất ít bằng chứng về việc sử dụng lâu dài. Hơn nữa, không chỉ những người mắc OSA và EDS mới thấy sorriamfetol và những loại thuốc khác này hữu ích.

Trợ lý giáo sư gây mê Dena Zeraatkar của McMaster University, cho biết: “Thật thú vị khi thấy những loại thuốc chống mệt mỏi này có hiệu quả như thế nào trong việc điều trị các bệnh liên quan như hội chứng mệt mỏi mãn tính và “hậu COVID-19” kéo dài.”

Nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết về bệnh COVID kéo dài hoặc tình trạng mệt mỏi mãn tính. Hai trong số các loại thuốc được nghiên cứu đã được kê đơn cho OSA và EDS, trong đó thuốc điều trị sẹo lồi vẫn đang được FDA Hoa Kỳ xem xét.

Loại thuốc bác sĩ kê đơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả hồ sơ sức khỏe cá nhân của bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các phương pháp điều trị này được so sánh với nhau.

Pitre cho biết: “15 đến 30% người dân ở Bắc Mỹ được chẩn đoán mắc OSA và tỷ lệ mắc bệnh có khả năng cao hơn nhiều, vì không phải ai cũng đi khám để được điều trị, cứ nghĩ mệt thì buồn ngủ. Nhiều người bị béo phì cũng hay buồn ngủ, mà Canada, Hoa Kỳ và các quốc gia có thu nhập cao khác, rất nhiều người bị béo phì.”

Như các loại thuốc khác là có tác dụng phụ. Chẳng hạn như sorriamfetol có liên quan đến việc tăng huyết áp, nên cần cẩn trọng.

Và như thế, với khoảng một tỷ người trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi OSA, rõ ràng cần phải tìm ra các phương pháp điều trị tốt hơn.

Nghiên cứu được công bố trên The Annals of Internal Medicine.

(theo sciencealert)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: