NEW YORK CITY, New York (SGN) – Mức độ pH là thang đo được sử dụng để xác định tính acid hoặc tính kiềm của bất kỳ dung dịch nào. Và cho dù bạn có nhận ra hay không, độ pH của da và cả độ pH trong quá trình chăm sóc da của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của da, theo trang mạng MindGreenBody.
Độ pH là gì?
Thang đo pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14, theo đó 7 được coi là trung tín; bất cứ thứ gì dưới 7 thì sẽ có tính acid nhiều hơn và ở mức số 7 là độ kiềm cao.
Thông thường, độ pH của da mặt và cơ thể dao động trong khoảng 4.7 đến 5.75. Nếu bạn có độ pH bằng 5, tức là da của bạn có tính acid nhẹ và mức độ 5 là mức độ lý tưởng để duy trì cho làn da tốt và khỏe.
Da của nam giới và nữ giới có độ pH, thường nam giới có làn da có tính acid hơn.
Bên cạnh đó, da cũng sẽ kiềm dầu hơn theo tuổi tác, đặc biệt là đối với phụ nữ khi bước qua thời kỳ mãn kinh, da trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, phụ nữ có nguy cơ bị phát ban và da dễ bị kích ứng cao hơn so với nam giới.
Cuối cùng, độ pH của da có thể bị ảnh hưởng từ tác động bên ngoài, đặc biệt là từ các sản phẩm chúng ta xài hằng ngày và nước chúng ta sử dụng.
Lớp phủ acid là gì?
Bạn không thể nói về độ pH của da mà không nói về lớp acid. Lớp màng acid bảo vệ da chính là hỗn hợp của bã nhờn tự nhiên (dầu) và mồ hôi của bạn. Tính acid này là một phần quan trọng trong chức năng bảo vệ của da. Bác Sĩ Kara Fitzgerald hiện đang công tác tại viện Institute for Functional Medicine lưu ý rằng tính acid có trong da giúp ức chế sự phát triển của mầm bệnh và vi khuẩn.
Các dấu hiệu cho thấy độ pH của da đang bị mất cân bằng
1. Da nhạy cảm
Da nhạy cảm là do hàng rào bảo vệ của da bị tổn thương lâu năm. Khi độ pH bị phá vỡ, da trở nên nhạy cảm và dễ phản ứng hơn.
Cách cân bằng độ pH cho da
Cân bằng độ pH cho da bao gồm những điều bạn không làm cũng như những gì bạn làm. Trên thực tế, một trong những cách chính khiến bạn phá vỡ độ pH của mình chỉ đơn giản là làm quá nhiều trên da khiến da bị kích ứng.
2. Da bị khô
Lớp hàng rào bảo vệ da đóng vai trò giữ độ ẩm và sẽ bị tổn thương khi độ pH của da quá kiềm. Lúc này kiềm sẽ phá vỡ khả năng giữ nước của da, nước bị mất qua lớp biểu bì và bay hơi vào không khí.
3. Da bị viêm
Các tình trạng da như bệnh chàm, bệnh trứng cá đỏ, bệnh vẩy nến và mụn trứng cá có liên quan đến tình trạng viêm. Do vai trò của pH trong hệ vi sinh vật trên da không ổn định, nó sẽ dễ bị viêm hơn.
Những điều không nên làm:
– Sử dụng nước quá nóng khi tắm, rửa mặt hoặc rửa tay. Nước quá nóng sẽ làm mất đi lớp lipid tự nhiên của bạn. Chưa kể độ pH của nước cao hơn độ pH của da và có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Khi bạn thường xuyên dùng nước nóng, tác động của nước nóng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hàng rào bảo vệ da của mình.
– Sử dụng xà phòng và sulfat. Có lẽ một trong những lý do phổ biến nhất khiến các vi sinh vật và độ pH của chúng ta bị gián đoạn chính là xà phòng mạnh và sulfat có độ pH rất độ kiềm cao.
– Tẩy da chết quá mức. Hãy nhớ cách chúng tôi đã nói về lớp phủ acid của bạn và cách nó gắn chặt với độ pH của bạn? Và hãy nhớ cách lớp phủ acid của bạn được tạo ra từ bã nhờn tự nhiên của bạn? Nếu tẩy tế bào chết quá nhiều, bạn có nguy cơ làm hỏng lớp màng đó và độ pH của da theo đó. Chỉ nên tẩy tế bào chết từ một đến ba lần một tuần.
Những điều nên làm:
– Sử dụng các thành phần dưỡng da có squalane, ceramides, hyaluronic acid và các loại dầu thực vật khác nhau, giúp da của bạn giữ được vai trò rào cản và đưa độ pH trở lại bình thường.
Tóm lại, da là một cơ quan phức tạp. Để chăm sóc nó, bạn phải xem xét đến một phần rất quan trọng là độ pH, phải ở khoảng mức độ 5 để có tính acid nhẹ. Khi hiểu rõ làn da của mình, bạn sẽ có cách để bảo vệ và duy trì làn da khỏe mạnh. (NA)