Làm chậm chứng sa sút trí tuệ, dùng máy tính, đừng xem TV

(minh họa: Unsplash)

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, cách người lớn tuổi ngồi trước truyền hình và máy tính cũng đẩy nhanh hay làm chậm quá trình phát triển chứng sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu phát hiện những người dành nhiều thời gian ngồi xem truyền hình (TV) có nguy cơ tăng khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ lên 24%, trong khi những người dành thời gian nhiều hơn trên máy tính lại giảm được 15% nguy cơ mắc chứng này.

Những người dành thời gian nhiều hơn trên máy tính lại giảm được 15% nguy cơ bị sa sút trí tuệ. (minh họa: Unsplash)

Nhóm nghiên cứu giải thích: “Xét về mặt nhận thức, việc xem TV là thụ động, vận dụng rất ít tư duy, trong khi sử dụng máy tính là chủ động, và cũng giống như đọc sách, trí tuệ được kích thích nhiều hơn”.

Tuy nhiên, đối với cả hai nhóm tham gia nghiên cứu (xem TV nhiều và ngồi trước máy tính nhiều), nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ do ngồi lâu đều có, bất kể liều lượng vận động thể chất vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, ngược với kết luận của các nghiên cứu trước đây cho rằng thể dục giúp đẩy lùi nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Mất thính giác là một trong những biểu hiện chính của chứng sa sút trí tuệ khiến người bệnh phải dùng máy trợ thính.

Tác giả nghiên cứu David Raichlen, giáo sư khoa học sinh học và nhân chủng học tại Đại học Văn chương, Nghệ thuật và Khoa học Dornsife thuộc USC cho biết từ các nghiên cứu trước đây, chứng minh xem TV liên quan đến mức độ hoạt động cơ bắp và sử dụng năng lượng thấp hơn so với ngồi trước máy tính hoặc đọc sách. Trong khi nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngồi liên tục trong thời gian dài có liên quan đến việc giảm lưu lượng máu trong não, thì việc trí tuệ nhận được sự kích thích tương đối lớn trong quá trình sử dụng máy tính đã giúp chống lại tác động tiêu cực của việc ngồi.

Sa sút trí tuệ, không được xem như “tất yếu bình thường” của quá trình lão hóa, là một thuật ngữ chung dùng mô tả một loạt các triệu chứng liên quan đến nhận thức, gồm mất trí nhớ, lú lẫn và các “vấn đề” về ngôn ngữ, lý luận và những thay đổi hành vi theo thời gian, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và các hoạt động khác của cá nhân.

Alzheimer được xem là bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất tại Mỹ và nhiều quốc gia. Hiện có khoảng 6 triệu người Mỹ mắc bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác (hầu hết là phụ nữ trên 65 tuổi và phụ nữ nhiều hơn nam giới). Dự kiến con số này ​​sẽ tăng lên 14 triệu người vào năm 2060 (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ-CDC).

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu tự báo cáo từ Ngân hàng Biobank, một cơ sở dữ liệu y sinh quy mô lớn với hơn 500,000 người tham gia trên khắp Vương quốc Anh, để điều tra mối tương quan có thể có giữa hoạt động giải trí ít vận động và chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.

Nhóm nghiên cứu chọn ra hơn 145,000 người tham gia từ 60 tuổi trở lên, tất cả đều được chẩn đoán không sa sút trí tuệ khi bắt đầu dự án, và yêu cầu họ nhìn bảng câu hỏi trên màn hình cảm ứng để tự báo cáo thông tin về mức độ hành vi ít vận động của họ trong giai đoạn kiểm tra 2006-2010.

Sau trung bình gần 12 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu dựa vào hồ sơ bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tìm được 3,507 trường hợp sa sút trí tuệ trong những người tham gia. Sau đó, nhóm nghiên cứu điều chỉnh theo một số yếu tố nhân khẩu học, ví dụ: Tuổi, giới tính, chủng tộc/dân tộc, loại việc làm và đặc điểm lối sống, như tập thể dục, hút thuốc, uống rượu, thời gian ngủ và tham gia vào các hoạt động xã hội, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ.

Việc xem TV là thụ động, vận dụng rất ít tư duy. (minh họa: Unsplash)

Kết quả không thay đổi dù có tính toán mức độ hoạt động thể chất. Ngay cả những người vận động thể chất nhiều, thời gian xem TV vẫn làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, trong khi thời gian sử dụng máy tính lại kéo giảm nguy cơ này. “Dù chúng ta biết hoạt động thể chất rất tốt cho sức khỏe não bộ và nhiều người tin nếu vận động nhiều trong ngày, chúng ta có thể chống lại những tác động tiêu cực của thời gian ngồi,” tác giả nghiên cứu Gene Alexander, giáo sư của Tâm lý học và Viện não Evelyn F. McKnight tại Đại học Arizona nói trên Washington Post.

Tuy nhiên, phát hiện này cho thấy tác động lên não của việc ngồi không liên quan đến mức độ hoạt động thể chất. Điều đó có nghĩa là hoạt động trí óc nhiều hơn, như sử dụng máy tính, dù ít vận động vẫn là phương cách quan trọng để chống lại nguy cơ sa sút trí tuệ mà người thụ động xem TV gặp phải.

Raichlen kết luận: “Khi hiểu rõ việc ít vận động tác động thế nào đến sức khỏe con người, chúng ta sẽ tìm ra phương cách cải thiện. Nghiên cứu mới rất quan trọng trong việc thiết kế các can thiệp sức khỏe cộng đồng, với mục tiêu kéo giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh bằng việc thay đổi hành vi của não bộ từ thụ động – xem TV, sang tích cực  – ngồi trước máy tính.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: