Làm sao giúp con trẻ đi qua lo âu?

Hầu hết trẻ em đều trải qua tình trạng cảm thấy lo âu và cô đơn vì lo âu. Theo các nhà nghiên cứu được công bố trên JAMA Pediatrics, sự lo lắng ở trẻ em dường như đang gia tăng khi đối mặt với các vấn đề cuộc sống bên ngoài. Năm 2020, 9.2% trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu

Khi đứa trẻ có biểu hiện lo lắng, cha mẹ và những người lớn khác muốn giúp đỡ là điều bình thường, nhưng nếu tiếp cận không đúng cách, chúng sẽ từ chối và khép kín. Cách tốt nhất để giúp trẻ hết lo lắng là mở ra những cuộc trò chuyện dẫn dắt và trung thực về cảm xúc của chúng, trấn an rằng chúng sẽ luôn an toàn và được yêu thương, đồng thời giúp chúng phát triển các kỹ năng đối phó với điều khó xử trong tâm lý.

Bạn có nhận biết khi con trẻ lo âu?

Trẻ em không phải lúc nào cũng hiểu được cảm xúc của chúng hoặc có những từ để mô tả nỗi sợ hãi của chúng. Trò chuyện về những gì chúng đang trải qua có thể giúp ta hiểu rõ hơn về những gì có thể khiến chúng đang lo lắng.

Hãy chú ý khi thấy các biểu hiện của trẻ em như

  • Các triệu chứng thực thể như thở nhanh, cảm thấy mệt, đổ mồ hôi hoặc các cơn hoảng loạn
  • Các triệu chứng nhận thức hành động quá mức, liên tục lo lắng hoặc luôn trong trạng thái cảnh giác
  • Các triệu chứng hành vi như né tránh bạn bè, thay đổi thói quen ăn uống hoặc lặp lại các hành vi để đối phó với sự lo lắng.

Hãy xét đến nguồn gốc của sự lo lắng của con trẻ

Điều cần thiết là bắt đầu bằng cách hiểu nguồn gốc của sự lo lắng của con chúng ta. Lo lắng có thể được gây ra bởi bất cứ điều gì từ những lo lắng hàng ngày. Bằng cách hiểu những gì là nguyên nhân, bạn có thể thực hiện các bước để giúp con bạn đối phó với sự lo lắng. Các nguồn lo lắng ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Các thói quen hoặc sự kiện căng thẳng hàng ngày
  • Sợ những điều chưa biết
  • Khó khăn học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường
  • Áp lực xã hội từ bạn bè
  • Bắt nạt hoặc trêu chọc từ những đứa trẻ khác
  • Lo lắng chung về các sự kiện trong cuộc sống của chúng
  • Sợ bệnh tật
  • Nỗi sợ hãi trong học tập
  • Lo lắng về xã hội
  • Những trải nghiệm đau thương như cái chết trong gia đình, ly hôn hoặc thiên tai

Trong các nguyên nhân nói trên, lo lắng về chia ly là một loại lo lắng tương đối phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ ba đến năm.  Nghiên cứu cho thấy độ tuổi khởi phát điển hình của rối loạn lo âu thời thơ ấu là 11 tuổi. Trẻ em gái thường trải qua sự lo lắng với tỷ lệ cao hơn trẻ em trai, xu hướng này tiếp tục cho đến tuổi trưởng thành.

Phát hiện sớm sự lo lắng, sử dụng các chiến lược để giúp trẻ lo lắng và tìm kiếm phương pháp điều trị chuyên nghiệp có thể giúp trẻ học cách kiểm soát sự lo lắng trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn hoặc cản trở khả năng hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Trò chuyện và kiên nhẫn tìm hiểu, dịu dàng chia sẻ là những phương thuốc tốt nhất từ người lớn. Đồng cảm với con bạn

Hãy để con bạn biết rằng bạn hiểu cảm giác của chúng. Sẽ rất hữu ích nếu lắng nghe và đưa ra lời khuyên. Hãy đặt những câu hỏi như “Con nghĩ điều gì có thể giúp ích?” có thể mở ra một cuộc trò chuyện và cho phép con bạn bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc bằng lời nói của chúng.

Điều quan trọng cần nhớ là đồng cảm với con bạn, không có nghĩa là bạn đồng ý rằng nỗi sợ hãi của chúng là đúng. Ví dụ, bạn có thể nói: “Bố (mẹ) hiểu con đang cảm thấy sợ hãi” thay vì cứ thúc giục “con không nên sợ hãi”. Sự chia sẻ giúp xác thực cảm xúc của chúng, mà không củng cố nỗi sợ hãi đó lưu lại và ám ảnh. Giải thích nỗi lo âu của chúng là điều mà ai cũng có và đều vượt qua.

Theo chuyên gia tâm lý Kendra Cherry, đối với nhiều đứa trẻ, lo lắng về các sự kiện sẽ tới luôn gây căng thẳng. Bạn có thể giảm thiểu nỗi sợ hãi này bằng cách thay vì thảo luận ngay về một sự kiện sẽ xảy ra vào tuần tới, hãy hẹn với chúng lưu cuộc thảo luận cho đến một thời gian ngắn trước khi sự kiện xảy ra, khuyến khích tinh thần giáp mặt và vượt qua của chúng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: