Cuối năm hay Tết Nguyên đán là dịp để mọi người tụ họp ăn tất niên, liên hoan. Việc chúc nhau rượu bia trong cuộc vui gặp gỡ bạn bè người thân là điều tất yếu, nhưng uống đến say mèm lại không tốt cho sức khỏe chút nào, chưa kể những hậu quá tai hại khác.
Như thế, việc giải rượu nhanh chóng và hiệu quả tại nhà là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn say dễ dàng.
Tết đến rồi, ai cũng cần một chiêu để cái Tết được trọn vẹn. Hãy lưu giữ mười chiêu giải rượu bia nhanh chóng sau đây, vì sẽ có ngày bạn dùng cho chính mình và người thân.
- Quất hoặc chanh
Nước chanh hoặc quất (tắc) là loại nước có chứa axit chua làm dạ dày bạn thức tỉnh đánh tan sự ngủ quên của cơ thể làm các dây thần kinh được thả lỏng hơn. Uống nước chanh là cách giải rượu nhanh chóng nhất giúp bạn tỉnh táo.
Bạn nên thêm chút muối vào nước chanh để bổ sung một số loại I ốt, điều này cũng giúp làm tan chất cồn còn đọng lại nhanh hơn.
- Mật ong và nước cam
Mật ong chứa nguồn kali và chất chống oxy hóa giàu có, có tác dụng đẩy lùi tình trạng nôn nao, khó chịu trong cơ thể. Đặc biệt cam và mật ong chứa nhiều đường Fructose. Loại đường này có khả năng giải rượu bia nhanh chóng. Vì thế, khi bị say, chỉ cần uống một ly nước cam mật ong, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng mật ong với nước cốt chanh tươi hòa thành hỗn hợp cũng là một cách giải rượu rất hiệu quả.
- Trà gừng
Gừng có tính cay, nóng giúp ấm bụng, hạn chế đau đầu, giảm buồn nôn, làm cho các mạch máu lưu thông tốt, từ đó giải nhanh chất cồn trong cơ thể.
Thái vài lát gừng tươi đun nóng với 100ml nước, nếu có mật ong thì có thể thêm một thìa uống sẽ ngon hơn và giải rượu tốt hơn.
- Nước ép cà chua
Nếu bị say mềm và nôn mửa, cơ thể sẽ cảm thấy khá mệt mỏi. Chỉ cần uống một cốc nước ép cà chua chín, bỏ một chút muối để giảm độ chua hoặc có thể cho ít đường sẽ giúp cơ thể cân bằng lại những nguyên tố đã mất trong quá trình say và bị nôn.
Nếu bạn uống khoảng 300 ml nước ép cà chua hoặc nhiều hơn, cơn chóng mặt do uống rượu có thể dần dần biến mất.
- Sinh tố trái cây dưa hấu, bưởi
Nước ép trái cây sẽ giúp bạn bù lại lượng nước khi bị nôn nhiều, không những thế, nó còn giúp bạn giải độc trong cơ thể do rượu gây ra. Những chất dinh dưỡng và khoáng chất trong nước ép trái cây sẽ giúp làm mát gan, hồi phục cơ thể nhanh. Đặc biệt những loại nước ép này có tác dụng thanh nhiệt, làm rượu nhanh chóng được bài tiết qua đường nước tiểu có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
- Nước dừa
Nước dừa cũng có nhiều chất điện giải quan trọng như kali và natri, giúp bù nước cho cơ thể. Sáng sớm hôm sau, bạn cũng nên uống một ly nước dừa để xua tan mệt mỏi và tỉnh táo trở lại.
- Bột sắn dây
Khi say, bạn chỉ cần pha một ly bột sắn dây với nước lạnh rồi vắt thêm chanh vào uống một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Bạn cũng có thể thêm chút muối vào ly bột sắn dây và chanh để dễ uống hơn và tác dụng giải rượu nhanh hơn.
Hỗn hợp này sẽ khá là khó uống nhưng đổi lại được nhiều người say kiểm chứng là cách giải rượu cực tốt và hiệu quả.
- Trà atiso hay trà xanh
Nếu muốn mau tỉnh táo sau cuộc nhậu, bạn có thể uống một ly trà atiso. Đây là loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt. Nếu có cảm giác buồn nôn, hãy cố gắng nôn tất cả những gì có thể, đừng kìm nén vì nôn là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tự giải độc.
Một ly chè xanh thật đặc cũng có thể giúp giải rượu rất tốt. Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp.
- Lòng trắng trứng gà
Khi say bạn có thể húp hai lòng trắng trứng gà sống. Rượu chưa được tiêu thụ vào ruột thì gặp protein lòng trắng trứng sẽ tạo ra sự kết tủa. Điều này không chỉ làm giảm lượng rượu tiêu thụ mà còn ngăn ngừa bỏng niêm mạc dạ dày vì rượu.
- Nước lọc
Nếu trong nhà bạn không có sẵn chín thứ ở trên, bạn hãy uống một ly nước lọc.
Nước lọc sẽ bù đắp lượng nước mà bạn còn thiếu, đồng thời pha loãng lượng cồn trong máu giúp bạn đỡ say hơn. Bạn cũng nên lưu ý rằng chỉ uống nước lọc chứ không dùng nước tăng lực hay nước ngọt có gas sau khi uống bia, rượu.
Những loại thức uống có gas sẽ làm tăng hàm lượng carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, góp phần làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.