Nghệ thuật sống khỏe

(ảnh: Juja Han/Unsplash)

Trong thế giới phát triển nhanh ngày nay, căng thẳng đã trở thành vị khách không được chào đón đối với nhiều cá nhân. Áp lực của cuộc sống hàng ngày, công việc, các mối quan hệ và kỳ vọng cá nhân có khả năng gây tổn hại lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của chúng ta. 

Để đạt được cuộc sống lành mạnh là cả một nghệ thuật, là mục tiêu mong muốn đòi hỏi nỗ lực có ý thức và cách tiếp cận toàn diện. Căng thẳng là phản ứng của cơ thể đối với bất kỳ nhu cầu hoặc mối đe dọa nào, dù là thực tế hay chỉ là cảm nhận. Stress kích hoạt một loạt các phản ứng sinh lý và tâm lý để chuẩn bị cho chúng ta đối phó với tình huống hiện tại. Mặc dù căng thẳng trong thời gian ngắn thường có lợi, nhưng căng thẳng mãn tính có thể gây ra những tác động bất lợi cho sức khỏe mỗi người.

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên những thách thức mà con người phải đối mặt trong việc kiểm soát căng thẳng và duy trì sức khỏe tốt. Lối sống hiện đại thường liên quan đến công việc áp lực cao, thói quen ít vận động, ngủ không đủ giấc, dinh dưỡng kém và thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ngoài ra, việc tiếp xúc liên tục với công nghệ và nhu cầu của mạng xã hội đều là những nguyên nhân làm tăng thêm mức độ căng thẳng.

Hơn nữa, sự chú trọng của xã hội vào năng suất và thành tích đôi khi làm lu mờ tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân và thư giãn, dẫn đến việc bỏ bê hạnh phúc cá nhân. Thêm vào đó, bản chất rất cạnh tranh của thế hệ ngày nay đã gây tổn hại lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mỗi người. Vì vậy, để duy trì một cuộc sống lành mạnh bất kể mọi nguy hiểm của cuộc sống, chúng ta hãy tạo ra một số chiến lược để duy trì sự cân bằng tốt trong cuộc sống.

Chiến lược hiệu quả để quản lý căng thẳng:

Ưu tiên chăm sóc bản thân, bằng cách dành thời gian mỗi ngày cho các hoạt động mang lại cho bạn niềm vui và thư giãn. Dành thời gian này để làm những gì mình thích, tập thể dục, thiền hoặc đơn giản là hòa mình vào thiên nhiên. Bất cứ việc gì mang lại cho bạn cảm giác vui vẻ và bình yên, hãy làm điều đó mà không cần suy nghĩ hay cân nhắc thêm nữa.

(ảnh: Katie Barrett/Unsplash)

Trau dồi những thói quen lành mạnh, áp dụng lối sống cân bằng như tập thể dục thường xuyên, ăn uống bổ dưỡng và ngủ đủ giấc. Những thói quen này cung cấp một nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Thực hành chánh niệm, tham gia vào các bài tập chánh niệm như hít thở sâu, thiền hoặc yoga. Những thực hành này sẽ giúp bạn giảm mức độ căng thẳng và nâng cao nhận thức về bản thân.

Học cách nói không khi cần thiết và thiết lập ranh giới để bảo vệ thời gian và năng lượng của bạn. Không làm ráng sức, đặt giới hạn cho các tương tác xã hội và phiền nhiễu của thời đại kỹ thuật số.

Tìm cách gần gũi với những người có cuộc sống tích cực, có thể nâng đỡ và khuyến khích bạn. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn và tìm kiếm lời khuyên từ bạn bè hoặc chuyên gia đáng tin cậy có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị và hỗ trợ tinh thần.

Quản lý thời gian hiệu quả và luyện tập tính ngăn nắp cũng là những cách hữu ích để giảm căng thẳng. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ, sau đó chia chúng thành các bước nhỏ hơn, dễ quản lý và sau đó giải quyết từng bước một theo thời gian.

Kết hợp các kỹ thuật thư giãn như bài tập hít thở sâu, thư giãn cơ dần dần hoặc tưởng tượng có hướng dẫn vào thói quen của bạn. Những thực hành này giúp bạn bình tĩnh hơn và giảm bớt căng thẳng.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình kiểm soát căng thẳng, đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia. Các nhà trị liệu, cố vấn hoặc huấn luyện viên cuộc sống sẽ cung cấp những hướng dẫn và chiến lược phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn.

Bắt đầu có một tư duy tích cực là rất quan trọng cho sự phát triển cá nhân. Nuôi dưỡng tinh thần lạc quan, rèn luyện lòng trắc ẩn và học hỏi từ những thất bại để trau dồi cách nhìn lành mạnh hơn về cuộc sống.

Căng thẳng không giải quyết được gì! (minh họa: Unsplash)

Ngoài ra, việc nuôi dưỡng các mối quan hệ với những người thân yêu, gia đình và bạn bè cung cấp một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ trong thời gian thử thách. Dành thời gian và nỗ lực vào những mối quan hệ này là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể của bạn. Tham gia vào các hoạt động mang lại niềm vui, chẳng hạn như theo đuổi những sở thích, học những kỹ năng mới hoặc tình nguyện, sẽ nâng cao hạnh phúc và niềm vui của bạn lên.

Nghỉ giải lao thường xuyên trong ngày cho phép bạn thư giãn và nạp lại năng lượng, cải thiện năng suất và tinh thần minh mẫn.

Để có một cuộc sống lành mạnh và không căng thẳng đòi hỏi những nỗ lực có ý thức và cam kết tự chăm sóc bản thân. Tìm ra nguyên nhân của sự căng thẳng và tác động của nó đối với sức khỏe của bạn, xác định những thách thức mà mình gặp phải và áp dụng các chiến lược quản lý căng thẳng hiệu quả để nuôi dưỡng một lối sống cân bằng và viên mãn.

Nói dễ khó làm, nhưng liệu bạn có thể dành cả đời để lo lắng về những thứ mà mình không thể kiểm soát? Câu trả lời cho điều này là một cái “không” đơn giản. Thay vì lo lắng về những điều sắp xảy ra hoặc đã xảy ra, tại sao bạn không tạm dừng và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Thực hiện từng bước một và ứng biến bản thân ngay cả khi đó chỉ là một phần trăm của quá trình cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, bạn không cần phải chứng minh bản thân mình với bất cứ ai. Hãy cứ là chính mình!

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: