Phát hiện quan trọng và thú vị về tư thế uống thuốc

Nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins cho thấy tư thế đứng thẳng hay nghiêng người, và nghiêng về phía nào có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ thuốc của cơ thể. (minh họa: Unsplash)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins phát hiện ra tư thế khi uống thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian hấp thụ thuốc viên.

Bạn đã từng uống thuốc viên không đúng cách chưa? Hãy nghe những gì các nhà khoa học nói.

Nếu phải dùng thuốc giảm cơn đau đầu chẳng hạn, bạn hãy cân nhắc tư thế của mình. Nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins cho thấy tư thế đứng thẳng hay nghiêng người, và nghiêng về phía nào có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ thuốc của cơ thể. Đặc biệt, nghiêng người sang bên phải sau khi nuốt thuốc có thể kéo dài tốc độ hấp thụ khoảng 13 phút so với đứng thẳng. Theo Washington Post.

Nằm nghiêng sang trái là sai lầm vì tư thế này sẽ kéo dài quá trình hấp thụ thuốc viên đến hơn một giờ. Rajat Mittal kỹ sư tại Johns Hopkins, tác giả chính của nghiên cứu lưu ý: “Đứng hoặc ngồi thẳng vẫn là tư thế tuyệt vời để uống thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn đang nằm khi uống thuốc viên, xoay người sang bên phải sẽ làm tăng đáng kể tốc độ hấp thụ thuốc của cơ thể”.

Nhiều người không biết uống thuốc viên đúng cách. (minh họa: Unsplash)

Mô hình tính toán

Mittal và nhóm nghiên cứu của ông tạo ra một mô hình tính toán hoạt động dạ dày của con người để kiểm tra điều gì sẽ xảy ra mỗi khi chúng ta uống thuốc viên trong bốn tư thế khác nhau. Nói về các mô phỏng thuốc đi từ dạ dầy đến ruột, Mittal cho biết mỗi mô phỏng cần khoảng hai tuần để tính toán. “Nghiên cứu nhận thấy phải mất 23 phút để viên thuốc tan khi ngồi thẳng,” ông nói. “Nghiêng người sang bên phải chỉ mất 10 phút, trong khi nghiêng người sang bên trái mất hơn 100 phút!”.

Mittal lưu ý, có sự khác biệt gấp mười lần giữa tư thế tốt nhất và kém nhất trong việc uống thuốc. Tư thế uống thuốc cũng ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan của thuốc trong mô phỏng vì hai lý do: Hình dạng vốn có của dạ dày và trọng lực. Đối với hầu hết chúng ta, trừ một số ngoại lệ hiếm hoi, dạ dày nghiêng sang phải khi nó kết nối với ruột. Bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng nào trong dạ dày chỉ được hấp thụ khi đến ruột, kể cả thuốc viên.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, do trọng lực tác động theo con đường tự nhiên từ dạ dày đến ruột, viên thuốc sẽ di chuyển với tốc độ nhanh hơn về phía ruột và hấp thụ ở đó. Nghiên cứu này không có nghĩa là bạn nên nghiêng người sang bên phải hoặc nằm xuống mỗi khi uống thuốc. Một số loại thuốc, đặc biệt những loại thuốc gây ra tác dụng phụ đường tiêu hóa, đều có hướng dẫn nên đứng thẳng khi uống. Các nhà sản xuất thuốc thường khuyên đứng thẳng khi nuốt thuốc.

Lợi thì có lợi…

Nghiên cứu của Johns Hopkins là một phần trong số nghiên cứu ngày càng tăng việc sử dụng các mô hình tính toán để tái tạo nhân tạo các quá trình khác nhau trong cơ thể người. Nghiên cứu được công bố vào Tháng Tám trên tạp chí Physics of Fluids. Trong thế giới thực, nghiên cứu mới có thể giúp các bác sĩ kê đơn thuốc tốt hơn cho những bệnh nhân khuyết tật hoặc nằm liệt giường nên không thể đứng hoặc ngồi thẳng sau khi uống thuốc viên.

“Mô hình cho thấy tư thế của một người có thể tác động lớn đến tiêu hóa, đặc biệt là đối với những người bị chứng liệt dạ dày (một tình trạng cản trở chức năng bình thường của cơ dạ dày để đẩy thức ăn qua đường tiêu hóa),” Mittal nói.

Werner Weitschies, Giáo sư tại Trung tâm Hấp thụ và Vận chuyển Thuốc (Center of Drug Absorption and Transport) của Đại học Greifswald, gọi nghiên cứu mới là “Báo cáo tiên tiến nhất mô phỏng quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa”. Ông nhận định, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà học thuật tiếp tục kiểm tra sự hòa tan của thuốc viên trong cơ thể dù vẫn còn quá sớm để khuyên mọi người nên tuân theo kết quả nghiên cứu vì quá trình thực tế phức tạp hơn mô phỏng. Cũng nên cẩn thận khi đưa ra kết luận dựa vào các mô phỏng, nhưng xét về mặt khoa học tính toán, nghiên cứu mới này là một bước tiến lớn.

Mittal bổ sung: “Mọi loại mô phỏng trong phòng thí nghiệm dù dựa trên động vật hay con người đều có những hạn chế. Trong cuộc sống thực, dạ dày trộn, nghiền thức ăn và chất lỏng. Ở bất kỳ thời điểm nào, cũng có một lượng thức ăn hoặc khí trong dạ dày gây cản trở hoặc làm chậm tiêu hoá viên thuốc”.

Bao tử (phần tô hồng) trong hệ thống ống tiêu hóa (canalis gastrointestinales). (ảnh: Olek Remesz-Wikipedia)

Nhưng còn hạn chế

Trong nghiên cứu của Johns Hopkins, các nhà khoa học giả định dạ dày chỉ chứa một loại chất lỏng như nước, nước trái cây hoặc sữa, thay vì hỗn hợp thức ăn và acid dạ dày. Mittal nói: “Đây cũng là giả định mà các công ty dược sử dụng trong các thử nghiệm của họ. Nói chung, rất khó để biết chính xác ảnh hưởng khác nhau của các loại thực phẩm mà chúng ta có thể đã ăn khi uống thuốc”.

Mô phỏng cũng giả định một phiên bản tiêu chuẩn hóa của dạ dày (trong khi hình dạng dạ dày có thể khác nhau, đặc biệt theo độ tuổi) và chỉ sử dụng một loại thuốc viên cụ thể. Đó là viên thuốc đặc chứa acid salicylic với mật độ chất lỏng cao hơn để viên thuốc dễ chìm xuống. Trong tương lai, Mittal có kế hoạch thử nghiệm các hình dạng và kích thước khác nhau của viên thuốc, chẳng hạn như viên nang hoặc viên nén.

Nói vậy để thấy vẫn còn một chặng đường dài cải thiện các mô hình tính toán, nhưng Jae “Mike” Lee, một tác giả chính khác của nghiên cứu, hiện là nhà khoa học dược phẩm tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), cho biết mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tạo ra các mô phỏng dùng để kiểm tra các điều kiện khác nhau khi uống thuốc và hơn thế nữa, vốn rất tốn kém và khó kiểm tra trong cuộc sống thực. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng rút ra từ nghiên cứu mới: Khi bạn uống thuốc, tư thế rất quan trọng!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: