WHO: Cấp bách xây dựng một thế giới bớt cô đơn

Cô đơn. (minh họa: Fabian Sommer/picture alliance via Getty Images)

World Health Organization (WHO) vừa đưa ra tuyên bố, sự cô đơn là một vấn đề toàn cầu khá nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe một cách cấp bách.

Theo báo cáo của WHO có tựa đề “Our Epidemic of Loneliness and Isolation“, sự cô đơn không chỉ là một trạng thái cảm giác tồi tệ mà nó còn gây hại cho cả sức khỏe cá nhân và xã hội. Nó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mất trí nhớ, đột quỵ, trầm cảm, lo lắng và tử vong sớm cao hơn.

“Nhằm giải quyết sự cô đơn – một mối đe dọa sức khỏe cấp bách, thúc đẩy kết nối xã hội là ưu tiên hàng đầu và đẩy nhanh việc nhân rộng các giải pháp ở các quốc gia” là mục đích của WHO khi thành lập Commission on Social Connection, theo một thông cáo báo chí.

Cô đơn là một vấn đề tương đối nghiêm trọng, nó gây ra những tác động sâu rộng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Sự cô đơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng và tự tử cũng như các vấn đề về sức khỏe thể chất như tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, mất trí nhớ và tử vong sớm.

Ngoài ra, sự cô đơn có thể dẫn đến sự cô lập về mặt xã hội và trốn tránh các hoạt động cũng như các mối quan hệ.

Người trẻ cô đơn

Sự cô đơn và cô lập trong xã hội đã được nghiên cứu rất nhiều, đặc biệt tập trung vào người cao tuổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), người cao niên hay người già có nguy cơ gặp phải tình trạng cô đơn hay cô lập cao hơn vì họ thường sống một mình.

Những người lớn tuổi thường không còn nhiều người thân hay bạn bè lớn hơn hoặc thậm chí nhỏ hơn vì ra đi sớm. Với tuổi tác ngày càng cao, càng mất dần sức khỏe, họ gặp phải các vấn đề về thể chất như mất thính lực, thị lực, khiến họ gặp khó khăn để hòa nhập vào xã hội.

Tuy nhiên, không chỉ người cao tuổi mới gặp tình trạng cô đơn. Kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện mới đây trên 142 quốc gia khác nhau về tình trạng cô đơn ở người trẻ và người trưởng thành, cho thấy gần 1 trong 4 người trưởng thành cho biết họ cảm thấy rất hoặc khá cô đơn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 vừa qua có thể đã làm trầm trọng thêm cảm giác cô lập và cô đơn trong xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của người trẻ tuổi. Theo WHO, sau đại dịch, tình trạng cô đơn gia tăng đáng kể, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của 1/7 thanh thiếu niên và 1/4 người già trên toàn thế giới.

Số người trẻ cô đơn ngày càng nhiều. (minh họa: Wolfram Steinberg/picture alliance via Getty Images)

Cô đơn có hại như hút 15 điếu thuốc mỗi ngày

Tiến sĩ Vivek Murthy, người đứng đầu Ủy ban về Kết nối Xã hội cho biết, nguy cơ gây hại của tình trạng cô đơn, cô lập với xã hội tương tự như tác động của việc hút tới 15 điếu thuốc mỗi ngày và thậm chí còn tác hại hơn so với béo phì và lười vận động.

Ông Chido Mpemba, đặc phái viên WHO, cho biết, cô đơn đang dần vượt ra khỏi giới hạn và trở thành mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, phúc lợi và sự phát triển.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những kết quả đáng lo ngại liên quan đến tình trạng cô đơn và cô lập xã hội:

Ở Phi châu, 12.7% thanh thiếu niên phải đối mặt với tình trạng cô đơn, gấp đôi con số 5.3% ở Âu châu. Tình trạng cô đơn thường khiến những người trẻ có xu hướng bỏ học, gia tăng nguy cơ trầm cảm và tự tử.

Sự cô đơn và cô lập với xã hội cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất. Những người thiếu kết nối xã hội phải đối mặt với nguy cơ tử vong sớm cao hơn do mọi nguyên nhân.

Hiện nay, tỷ lệ khoảng 1/4 người cao tuổi trên toàn cầu đang sống trong tình trạng cô đơn. Cô đơn hay cô lập với xã hội là tác nhân góp phần làm suy giảm nhận thức khiến nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi tăng thêm 50%, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên 29% và nguy cơ đột quỵ tăng 32%.

Sự cô đơn ở bệnh nhân suy tim có liên quan đến nguy cơ tử vong tăng gần 4 lần, nguy cơ nhập viện tăng 68% và nguy cơ phải cấp cứu tăng 57%.

Những thói quen không lành mạnh hơn như hút thuốc, uống rượu quá mức và ít vận động thường có xu hướng xuất hiện ở những người cô đơn.

Sự cô đơn có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm, lo lắng và tự tử cao hơn.

Người già cô đơn. (minh họa: Simona Granati – Corbis/Corbis via Getty Images)

Xây dựng một thế giới bớt cô đơn

Theo tạp chí The Guardian, Trước tình trạng đó, WHO thành lập một ủy ban quốc tế về kết nối xã hội (Commission on Social Connection), chuyên nghiên cứu về sự cô đơn. Ủy ban này gồm 11 nhà hoạch định chính sách và những người đấu tranh hàng đầu về sức khỏe.

Ủy ban này sẽ hoạt động trong ba năm, đồng chủ trì là đặc phái viên Thanh niên Liên minh Châu Phi – Chido Mpemba và Tiến sĩ, bác sĩ Vivek Murthy, sẽ tập trung vào các giải pháp để đối phó với “mối đe dọa sức khỏe cấp bách” toàn cầu do tình trạng cô đơn gây ra, bao gồm xem xét các chiến lược khoa học và kế hoạch mới nhất để giúp mọi người tăng cường kết nối xã hội.

“Trước những hậu quả sâu sắc về mặt sức khỏe và xã hội của sự cô đơn và cô lập, chúng ta có nghĩa vụ đầu tư vào việc xây dựng lại cơ cấu xã hội giống như cách chúng ta đã làm để giải quyết các mối lo ngại về sức khỏe toàn cầu khác, chẳng hạn như sử dụng thuốc lá, béo phì và nghiện ngập,” bác sĩ Murthy nói trong một tuyên bố.

“Tôi rất vui mừng khi được hợp tác chặt chẽ với một nhóm ủy viên xuất sắc nhằm thúc đẩy kết nối xã hội, một thành phần quan trọng của hạnh phúc. Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng một thế giới bớt cô đơn, lành mạnh hơn và kiên cường hơn.”

(theo People và nguồn tổng hợp)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: