Sao Mộc ‘đối đầu’ với Trái Đất vào ngày 26 Tháng Chín

Sao Mộc sẽ tiến đến vị trí đối diện Mặt Trời vào ngày 26 Tháng Chín – thời điểm quỹ đạo của Trái Đất và sao Mộc gần nhau nhất.

Trong khi sao Kim thường là hành tinh sáng nhất trên bầu trời, nhưng vào cuối tháng này, nó sẽ bị lu mờ bởi hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Trên thực tế, bạn có thể đã phát hiện ra sao Mộc xuất hiện như một ngôi sao sáng ở phía Đông vào buổi tối. Trong những ngày tới, sao Mộc sẽ ngày càng phát triển rõ rệt không lâu sau khi mặt trời lặn. Đó là do hành tinh này đang tiến đến “xung đối” (opposition) với Trái Đất.

Sao Mộc được chụp vào ngày 23 Tháng Bảy 2009 trong Không gian. (ảnh: NASA / Getty Images)

“Opposition” là gì? Tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt Trời đều quay quanh Mặt Trời. Tại một số điểm nhất định trong các quỹ đạo này, Trái Đất nằm trực tiếp giữa Mặt Trời và một hành tinh khác. Đây là thời điểm mà hành tinh đó được cho là xung đối.

Vì quỹ đạo của các hành tinh không hoàn toàn tròn nên khoảng cách giữa Trái Đất và Sao Mộc có thể chênh lệch giữa các lần xung đối (xung đối với sao Mộc diễn ra khoảng 13 tháng một lần). Ngày 26 Tháng Chín tới sẽ là lần Trái Đất cách sao Mộc gần nhất trong khoảng 70 năm, chỉ hơn 590 triệu km.

Hệ thống vũ trụ lấy tâm mặt trời (Heliocentric) Copernican cho thấy quỹ đạo của trái đất và các hành tinh quay quanh mặt trời, bao gồm cả Sao Mộc và Mặt Trăng. Bản khắc màu bằng tay. (ảnh: Universal History Archive / Getty Images)

Một xung đối được coi là thời điểm tốt nhất để xem và chụp ảnh một hành tinh vì hành tinh này sẽ đối diện trực tiếp với mặt trời trên bầu trời. Vì các hành tinh không quay theo quỹ đạo tròn hoàn hảo, nên khoảng cách giữa hai hành tinh có thể thay đổi. Nhưng lần này, rất có thể là một sự kiện duy nhất về sự “xung đối” rất gần giữa hai hành tinh.

Hiện tại, Sao Mộc là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm, ngoại trừ Mặt Trăng. Người yêu thiên văn chỉ cần ra ngoài sau khi Mặt Trời lặn vài tiếng, nhìn về đường chân trời phía Đông, sau đó bắt đầu đưa mắt lên trên để tìm kiếm vật thể trông sáng nhất và không nhấp nháy như các ngôi sao bình thường.

Đến ngày 26 Tháng Chín, về mặt kỹ thuật, Sao Mộc sẽ ở gần Trái Đất nhất và sáng nhất, nhưng sự chênh lệch này có thể khó nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, Sao Mộc hôm đó sẽ mọc rất gần thời điểm Mặt Trời lặn, sau đó lặn rất gần thời điểm Mặt Trời mọc.

Người ta cho rằng Great Red Spot trên Sao Mộc là một cơn bão lớn, lớn gấp đôi Trái Đất, với sức gió 360 km / h. (ảnh: QAI Publishing / Universal Images Group / Getty Images).

Theo NASA, Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và cũng là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời. Sao Mộc có đường kính khoảng 143,000 km và có khối lượng gấp 318 lần Trái Đất, thể tích gấp 1,321 lần. Khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và sao Mộc là khoảng 620 triệu km.

Hiện tượng xung đối hành tinh tiếp theo sẽ diễn ra vào đầu Tháng Mười Hai, khi Sao Hỏa trở nên sáng rõ trên bầu trời.

Hôm 22 Tháng Tám, các nhà khoa học công bố những hình ảnh mới nhất về Sao Mộc. Siêu kính viễn vọng trị giá $10 tỷ của NASA chụp được những hình ảnh mới với độ chi tiết đáng kinh ngạc, cung cấp nhiều manh mối hơn nữa về những gì đang diễn ra trên hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời.

Với những cơn bão khổng lồ, gió mạnh, cực quang cùng với điều kiện nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt, Sao Mộc có rất nhiều điều thu hút các nhà thiên văn học.

Trong hình ảnh trường rộng, người ta có thể nhìn thấy các vành đai mờ nhạt của Sao Mộc (mờ hơn 1 triệu lần so với hành tinh), cũng như hai mặt trăng của nó: Amalthea là chấm sáng ở ngoài cùng bên trái và Adrastea là chấm mờ ở rìa của vành đai. Những chấm sáng mờ phía sau ba thiên thể nhiều khả năng là các thiên hà.

Imke de Pater, nhà thiên văn học hành tinh tại Đại học California, Berkeley cho rằng con người có thể nhìn thấy những chi tiết trên Sao Mộc cùng với các vành đai, vệ tinh nhỏ và thậm chí là các thiên hà xa xôi trong cùng một hình ảnh.

(tổng hợp từ NASA, Space, Cnet)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: