Một bình thủy sinh phong lan trang nhã chẳng khác nào tác phẩm nghệ thuật sống sinh động, sẽ tạo nên điểm nhấn cho khu vườn nhà bạn.
Học cách làm một chậu phong lan khá đơn giản, không tốn kém nhưng lại tạo ra một nét trang trí tuyệt đẹp. Theo Gardenknowhow.
Terrarium trở nên phổ biến trong những năm gần đây, và việc trồng loại lan này được xem như một hình thức nghệ thuật. Những thế giới thu nhỏ đầy mê hoặc này mang đến một không gian đầy sáng tạo. Sau khi sắp xếp trong bình thủy tinh, làn bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian để chăm sóc nữa, vì lan đã ở trong một môi trường bằng kính, nhiệt độ được kiểm soát sẽ giúp kiểm soát, độ ẩm tăng, giảm nhu cầu tưới nước.
Khi học cách làm một bình thủy sinh phong lan, bạn cũng cần quyết định xem nên mở hay đóng. Việc này tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Tuy nhiên, khi làm một bình thủy sinh phong lan, tốt nhất bạn nên mở, chứ không nên đóng kín. Nhưng nếu thích đóng kín, hoa lan Masdevallia là lựa chọn tương thích nhất.
Trước tiên, để làm một bình thủy sinh phong lan, đương nhiên bạn phải cần cái bình thủy tinh, cây thủy sinh thích hợp và vài vật dụng khác, cũng như sỏi trang trí. Gần như bất kỳ bình đựng bằng thủy tinh trong suốt nào cũng phù hợp để giúp bạn có được tác phẩm nghệ thuật. Hãy đến cửa hàng tiết kiệm ở địa phương để mua một chiếc bình, lọ dưa chua lớn, bát đựng cá vàng hoặc thậm chí là một bể cá. Rửa thật sạch trước khi bắt tay thực hiện nhé.
Nếu có sẵn, bạn mất không quá một tiếng đồng hồ là có ngay tác phẩm nghệ thuật sống động.
Trừ khi bạn định trồng một hồ thật lớn, với tác phẩm nghệ thuật nhỏ xinh đặt trong nhà hoặc ở góc vườn, bạn chỉ cần chọn lan nhỏ, để nó còn phát triển.
Có nhiều loại lan phù hợp, như Aerangis, Angraecum, Cattleya, Dendrobium, Dracula, Laelia, Lepanthes, Masdevallia, Oncidiums, Phalaenopsis, Platystele và Tolumnia.
Việc tự mình trồng một cây lan trong bình sẽ rất tuyệt vời nếu bạn kết hợp với các loại cây nhỏ khác, làm cho bình hoa của bạn có sức hấp dẫn hơn. Bạn sẽ cần chọn những cây có yêu cầu chăm sóc tương tự như cây lan, tức là nhỏ thôi, như dương xỉ nhỏ, peperomia, selaginella và rêu.
Khi làm một bình thủy tinh trồng lan, bạn cần xếp một lớp sỏi nhỏ dưới đáy, sâu khoảng 1 đến 2 inch (2.5 cm đến 5 cm). Đây cũng là khu vực thoát hơi để gốc cây không bị úng nước. Sỏi mua về, hoặc đem từ vườn vào, bạn cần rửa sạch để tránh gây bệnh cho bình thủy sinh. Bạn cũng có thể mua sỏi đóng gói bán ở nơi chuyên dụng.
Sau khi trải lớp sỏi, bạn phủ lên đó một lớp đất. Điều này sẽ khiến cái bình nhìn hơi… lộn xộn một chút, nhưng buộc phải làm thế vì đất giúp thoát nước tốt và làm nhiệm vụ thanh lọc như than hoạt tính.
Bước tiếp theo là đặt cây vào. Bạn nên giữ cây lan của mình ở bình trong suốt, trang trí để che bớt chỗ “lộn xộn” bằng cây phụ, rêu, vỏ cây… Nhớ làm sao để cây có không khí mà thở.
Hãy nhớ rằng lan là tâm điểm của bình, và vì vậy các loại cây khác nên được thiết kế sao cho phù hợp.
Cuối cùng, bạn đổ khoảng một inch nước vào đáy bình, rồi đặt vào nơi bạn có thể ngắm nhìn mỗi ngày. Nhớ, đừng đặt bình trực tiếp dưới ánh nắng trên bậu cửa sổ, vì nóng quá, lá dẹ bị cháy. Tốt nhất, bạn nên đặt trong căn phòng khá sáng sủa, nơi cây lan sẽ không chịu nhiệt độ khắc nghiệt suốt cả ngày.
Thường xuyên kiểm tra xem bình có bị ẩm quá hay không và khi thấy khô, hãy thêm độ ẩm bằng cách phun sương hơi nước. Phun sương cũng là cách tốt nhất để bón phân cho lan vì nhu cầu dinh dưỡng của loại hoa này thấp hơn nhiều các loài thực vật khác, chỉ cần dung dịch thật loãng.
Chúc bạn tạo được tác phẩm nghệ thuật thật tuyệt vời để thưởng ngoạn mỗi ngày!