Chuyện ít được kể thời Chiến tranh Việt Nam: Xổ số quân dịch

Lính Mỹ tại Việt Nam, 1966 (ảnh: Hulton Archive/Getty Images)

Nghị sĩ Alexander Pirnie đứng bên cạnh một cái hộp thủy tinh bên trong chứa 366 ống nhựa xanh dương. Trong ống nhựa, có một mảnh giấy ghi ngày sinh. Pirnie chọn ngẫu nhiên một ống nhựa, đưa cho nhân viên mình. “Ngày 14-9” – ai đó xướng lên sau khi mảnh giấy được rút ra. Một người khác đánh số 1 vào tấm bảng. “Ngày 24-4, Ngày 30-12, Ngày 14-2, Ngày 18-10…”. Lần lượt các số 2,3,4,5… được ghi vào bảng.

Mọi diễn tiến của cuộc xổ số quân dịch được truyền hình trực tiếp và sự kiện xảy ra vào ngày 1-12-1969 kể trên là cuộc xổ số tuyển quân (military draft lottery) lần đầu tiên ở Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, một trong bốn kỳ xổ số được tổ chức từ 1969-1973…

Mục tiêu của cuộc xổ số lần đầu tiên là nhắm vào 850,000 thanh niên từ 19-26 tuổi. Trong đợt “mở số” lần đó, có Bill Clinton (“trúng” số 311), David Eisenhower (số 10), Dan Quayle (số 210)… Ai nằm trong quãng 100 số đầu tiên thì cứ việc gom hành lý và từ biệt bạn bè cùng người thân để chuẩn bị lên đường sang Việt Nam. Nằm ở quãng từ giữa 100 đến giữa 200 thì thuộc thành phần dự bị, đóng ngay tại các doanh trại ở Mỹ và sống trong hồi hộp suốt một năm không biết ngày nào bị gọi lên đường.

Nằm ở quãng giữa 200 đến 366 thì xem như “trúng số” thật sự, những ngày tháng hồi hộp, bất an đã qua và có thể ăn ngon ngủ yên, không lo sợ bị bắt lính nữa. “Chúng tôi trải qua thời trung học trong nỗi lo sợ bị tuyển quân” – lời kể của Mitchell Jacobs, người hồi năm 1969 là sinh viên năm kế cuối Ðại học Harvard – “dường như ai “thua” số thì sẽ bị bắn chết vào bình minh hôm sau và người “trúng” số thì có cuộc sống bình yên mãi mãi… Tôi lo sợ mỗi đêm cho tương lai đời mình”. Xem chương trình xổ số tuyển quân tại câu lạc bộ Harvard, Jacobs gần như muốn khóc lên vì mừng bởi số của anh là 362. Những người khác có vận may tương tự cũng mừng rỡ. Tuy nhiên, một anh bạn của Jacobs đã kém may hơn và trút cơn giận bằng việc đập bể truyền hình…

Xổ số quân dịch (history.hanover.edu)

Bằng cách chọn ngẫu nhiên từ hệ thống tuyển quân bằng trò xổ số, bất cứ ai cũng có thể trúng quân dịch, từ sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc nhân viên trạm xăng. Sinh viên chưa tốt nghiệp có thể hoãn quân dịch bốn năm. Lính Cảnh vệ quốc gia (National Guard) và lính dự bị gần như ít được động đến. Dan Quayle (Phó Tổng thống Mỹ thời George Bush) đã gia nhập Cảnh vệ quốc gia vài tháng trước vụ xổ số, còn Bill Clinton thuộc Sư đoàn huấn luyện sĩ quan dự bị nhưng sau đó nhanh chân rút ra khỏi chương trình huấn luyện nhờ có được số cao và chắc chắn không phải nhập ngũ.

Los Angeles Times cho biết, kế hoạch tuyển quân bằng hình thức xổ số được được Nixon cổ xúy tiến hành một phần nhằm vào phong trào chống bắt lính dâng mạnh trong những năm cuối thập niên 1960 đầu 1970. Với hệ thống xổ số bắt lính được triển khai, chuyện sang chiến trường Việt Nam hoàn toàn mang tính may rủi nhưng đa số thanh niên Mỹ không muốn phó mặc cuộc đời cho trò chơi của Nixon nên cuối cùng đã nảy sinh 1,001 cách trốn lính.

Vài người liên lạc với các luật sư tuyển quân (draft lawyer) vào ngày sau vụ xổ số để tìm một kẽ hở có thể có nhằm thoát nạn đi lính. Vài người khác bỗng nảy sinh lòng nhiệt tình gia nhập hàng ngũ Cảnh vệ quốc gia. Vài người khác làm giả hồ sơ bệnh án và cũng không ít người tự hủy hại mình. Dick Eiden – sinh viên luật Ðại học California năm 1969 – đã trốn quân dịch bằng cách nhịn ăn, mỗi ngày chỉ uống một cốc nước nho trong suốt hai tuần.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: