Hiệp định Paris – 50 năm nhìn lại

Đại diện 12 quốc gia và Liên Hiệp Quốc gặp nhau tại Paris để ký kế hoạch 9 điểm liên quan việc bảo đảm hòa bình cho Việt Nam (Henri Bureau/Sygma/Corbis/VCG via Getty Images)
Thời Sự
Thời Sự
Hiệp định Paris – 50 năm nhìn lại
Loading
/

Để góp phần tìm và hiểu rõ hơn về lịch sử và hệ quả của cuộc chiến Việt Nam, chúng tôi, TS Alex-Thái Đình Võ, đại diện Trung Tâm Việt Nam và Lưu Trữ tại Đại Học Texas Tech University, thành khẩn kêu gọi sự tham dự của quý vị, đặc biệc các vị trong cộng đồng Việt Nam.

Lịch sử là bức tranh muôn màu muôn vẻ, và mỗi câu chuyện của từng cá nhân cũng như những đề tài nghiên cứu của quý vị sẽ góp lại thành bức tranh lịch sử ấy. Lịch sử cuộc chiến đã bị bóp méo và hiểu sai quá lâu, ảnh hưởng không riêng các quý vị mà đến cách con cháu của quý vị hiểu về lịch sử và về chính quý vị. Nói cho cùng, nếu lịch sử của chính mình mà chúng ta không quan tâm, không tìm hiểu, không viết xuống, không trân quý giữ gìn, thì đừng trách tại sao người khác viết về lịch sử chúng ta có những sai lệch, phiến diện và đầy định kiến. Thành thử, nếu thiết tha, xin quý vị hãy góp tiếng nói mình vào việc tìm và hiểu cuộc chiến Việt Nam qua việc tham gia các cuộc hội thảo và tranh luận về lịch sử.

Hội thảo sắp tới được tổ chức tại Trung Tâm Việt Nam & Lưu Trữ (Vietnam Center and Archive), Đại Học Texas Tech, thành phố Lubbock, Texas, từ ngày 2 đến ngày 4 Tháng Ba 2023 có chủ đề: 1973: Hiệp Định Paris và Sự Rút Quân Của Quân Đồng Minh Ra Khỏi Miền Nam Việt Nam”.

Trung Tâm Việt Nam & Lưu Trữ Sam Johnson và Viện Hòa Bình & Xung Đột tại Đại học Công nghệ Texas (Texas Tech University) cho biết hội thảo về Chiến tranh Việt Nam tập trung vào năm 1973. Hội thảo này sẽ tiếp cận loạt sự kiện và chủ đề lịch sử bằng cách mời các diễn giả nghiên cứu về hoạt động ngoại giao, quân sự, quốc tế, khu vực, xã hội, văn hóa và các khía cạnh quốc nội của Chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sự tham dự và trình bày phản ánh những nghiên cứu gần đây về các chính sách, chiến lược và quyết định của quân đội, chính trị và các nhà lãnh đạo ngoại giao của tất cả quốc gia có liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, khi họ tìm cách mang lại một kết cuộc cho cuộc chiến.

(Trái sang) Phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương và Đông Á vụ William H Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger và trợ lý đặc biệt cố vấn an ninh quốc gia Winston Lord tại buổi ký kết Hiệp định Paris Tháng Một 1973 (ảnh: White House via CNP/Getty Images)

Về mặt quân sự, các nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt tạm thời suy giảm sau cuộc tấn công vào mùa Xuân-Hè năm 1972, và dành thời gian nghỉ ngơi cần thiết để họ có thể hồi phục, tiếp tế và bố trí lại lực lượng bổ sung để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến. Với Hoa Kỳ và các đồng minh khác, sau khi họ rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hòa đã gánh vai trò chỉ huy quân sự và trách nhiệm bảo vệ miền Nam Việt Nam.

Trong khi đồng ý rút khỏi Việt Nam, Hoa Kỳ đã gia tăng cuộc không chiến ở Campuchia trong cố gắng hỗ trợ Tướng Lon Nol và giữ cho Phnom Penh không rơi vào tay cộng sản Khmer Đỏ dưới quyền Pol Pot. Chiến dịch Homecoming dẫn đến việc trao trả tù binh của Hoa Kỳ trong khi hải quân và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ rà phá bom mìn ở Cảng Hải Phòng và ven biển phía Bắc Việt Nam.

Về mặt ngoại giao, Henry Kissinger đến Hà Nội để thảo luận việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam; trong khi Ủy ban Kiểm soát Quốc tế và Giám sát (ICCS) được thành lập để giám sát việc thực hiện các hiệp định hòa bình. Ở Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ đã lên kế hoạch cắt giảm hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam xuống một nửa, trong bối cảnh người dân Mỹ và chính quyền Nixon bận tâm với vụ bê bối Watergate.

Trong cuộc hội thảo lần này, chúng tôi tìm cách khám phá tất cả chủ đề trên, từ những lĩnh vực ẩn chìm ít được quan tâm đến các khía cạnh được kết nối với những sự kiện lớn. Chúng tôi muốn tiếp tục nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề liên quan đến những gì đã đưa các bên khác nhau đến với nhau vào năm 1973 và hậu quả của nó.

Chúng tôi khuyến khích những bài thuyết trình về các chủ đề khác như các khía cạnh xã hội và tôn giáo trong chiến tranh, hiệu quả của báo chí và việc đưa tin, và những nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột thông qua ngoại giao quốc tế. Chúng tôi muốn quan điểm đa dạng từ nhiều nơi khác nhau, phản ánh quan điểm của tất cả những người tham gia, bao gồm cả quan điểm của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoa, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Campuchia, Lào, và tất cả quốc gia khác có liên quan.

Hội thảo lần này sẽ được tổ chức tại Lubbock, Texas. Ban tổ chức hội thảo hoan nghênh các đề xuất tham luận riêng lẻ cũng như những đề xuất của một nhóm (one panel) 3 người/bài tham luận và một người điều phối (moderator). Các phiên họp thuyết trình sẽ tuân theo định dạng 90 phút tiêu chuẩn, bao gồm 60 phút cho các bài thuyết trình (20 phút cho một bài thuyết trình) sau đó là 30 phút cho những câu hỏi/thảo luận. Các bài thuyết trình của các cựu chiến binh, nghiên cứu sinh, và của người Mỹ gốc Việt được đặc biệt khuyến khích. Tất cả tham luận sẽ được quay video và công bố công khai sau khi hội thảo kết thúc, qua trang web của Trung Tâm Việt Nam và Lưu Trữ. Các bài tham luận chọn lọc cũng có thể được xuất bản thành sách.

Hạn nộp đề xuất là ngày 15 Tháng Một 2023. Vui lòng gửi một sơ yếu lý lịch (CV) chừng hai trang và một tóm tắt (abstract) và dài 250 từ đến [email protected]. Nếu gửi đề xuất nhóm, vui lòng bao gồm tóm tắt cho mỗi bài thuyết trình được đề xuất và sơ yếu lý lịch ngắn cho mỗi diễn giả.

Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và mong có sự tham dự của quý vị để góp phần trong việc tìm hiểu về những biến cố của năm 1973, và cuộc chiến Việt Nam nói chung. Mọi câu hỏi hay thắc mắc xin liên lạc TS Alex-Thái Đình Võ tại [email protected].

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: