Việt Nam còn gì, sau 49 năm dưới sự cai trị của cộng sản?

Kayla Ng

30 Tháng Tư, một ngày được tung hô từ Nam chí Bắc nhưng cũng đem lại sự xót xa đau đớn, đem theo những kỷ niệm đen tối ùa về.

Giờ đây, đến ngày 30 Tháng Tư, giới trẻ chỉ nghĩ về những kỳ nghỉ, bàn nhau coi nên đi đâu, chơi gì. Năm nay cũng là một kỳ nghỉ nhiều ngày, khiến không khí càng nhộn nhịp, xe cộ càng chật kín các con đường quốc lộ.

Cũng những ngày này, tôi lặng ngồi một góc nghĩ về chuyện những chuyến tàu vượt biên. Những chuyến tàu cũng đông đúc, chất chội, chất đầy sự lo lắng và sợ hãi. Tôi còn quá trẻ, lại không từng trải qua, tôi sao mà hiểu hết những đau khổ ngày đó.

Chỉ là mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của con tàu vượt biên, mỗi khi nghe kể về chuyến đi định mệnh như vậy lồng ngực tôi luôn thắt lại, cổ họng thì nghẹn ứ. Tôi nghĩ phải tới mức nào, phải bị chèn ép, bị đàn áp tới mức nào người ta mới chọn rời bỏ quê hương, lênh đênh trên biển đối mặt với sống chết, đối mặt biết bao khó khăn không thể lường trước được.

Trong một lần học Tiếng Anh, tôi vô tình xem được một đoạn video có cậu nhóc tên Tâm được nước Mỹ đón nhận, lớn lên ở Mỹ, đang nói tiếng Mỹ, đang ăn cùng với gia đình người Mỹ, đang được họ quan tâm hỏi han về chiến tranh Việt Nam nhưng cậu ta lại “sửa lưng” họ, và nói đó là “American war.”

Lớn lên ở Mỹ nhưng tư tưởng của cậu ta lại rất Việt Cộng. Tôi tự hỏi nếu có những năm tháng lớn lên với chế độ đã xua đuổi gia đình cậu ra biển, liệu cậu sẽ có cái nhìn khác?

Tôi, một người sống 49 năm của các gọi là “thống nhất” chợt phẫn nộ. Và tôi cũng tự hỏi những người thuộc thời đại VNCH họ suy nghĩ gì? Những người từ bỏ quê hương đang bị chiếm đoạt bởi cộng sản, vẫn im lặng và từ chối tranh luận từ những kẻ ngu dốt, những kẻ nhắm mắt nghe tuyên truyền.

Tôi tự hỏi vì cái gì mà thằng bé tên Tâm đó lại có sự vênh váo như vậy? Vì nó căn cứ trên những giá trị của quyền tự do ngôn luận ở nước Mỹ mà nó được vẫn “dùng” hằng ngày. Nhưng nó sẽ không bao giờ biết được những người như tôi chỉ thấy cái quyền đó trong mơ. Người Việt tỵ năm 1975 chỉ là tị nạn chính trị. Còn ngày nay người Việt phải “tị nạn” kinh tế, “tị nạn” môi trường, “tị nạn” văn hóa, “tị nạn” giáo dục… Tất cả đều ra đi vì những giấc mơ.

Người Việt phải tị nạn mọi mặt, chứng tỏ đất nước đã trống rỗng, đã không còn gì nữa rồi. Nếu dựa vào những giá trị của VNCH trước năm 1975 chúng ta, có thể ngẩng cao đầu trước bất kỳ Quốc gia nào. Đáng tiếc rằng những thứ ngày hôm nay còn lại đang mục ruỗng, thậm chí còn sản sinh những thế hệ mới dị dạng, hung tợn.

Cái hiện rõ trong mắt mọi người, đó là sự kiêu ngạo của người cộng sản Bắc Việt. Họ tự cho họ là thượng đẳng, mọi việc họ làm, mọi thứ họ biết đều là đúng đắn, họ tự chối tìm hiểu, từ chối kiểm chứng.

Điều thứ hai là xã hội độc tài cộng sản, đã khiến người Việt Nam chạy theo thói bợ đỡ, liêm khiết giả tạo để che đậy thói tham tàn. Kế đến, là hoa trái từ chính cây trồng của cộng sản: nhưng thế hệ trẻ vô năng chiếm chỗ, giỏi thuyết giáo tuyên truyền và thích được tung hô. Nhân tài thật của đất nước thì không có đất dụng võ.

Gần nửa thế kỷ trong sự kiểm soát của cộng sản, điều quan trọng nhất đã bị hủy hoại chính là con người và văn hóa. Mọi thứ đang mất đi, hình ảnh người Việt ở các nước đang tệ hại dần và không còn những điều tốt đẹp như đã được tạo dựng từ thời VNCH.

Trong bàn tay cộng sản, đất nước thành bãi hoang kiêu hãnh.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: