Vì sao kép Thành Được lưu diễn nước ngoài rồi bỏ trốn?

Dân mạng Facebook tung ảnh lên mạng, mô tả tình hình của ông Võ Hoàng yên lúc này, trước áp lực của bà Hằng. Ảnh: Internet

MAI BÁ KIẾM

LTS: Sự kiện thần y Võ Hoàng Yên bị tố lừa gạt, đang trở thành cơn sốt bàn luận trong và ngoài nước. Mới đây lại có chuyện nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa của nhà nước CSVN tự ý bay vào gặp vợ chồng Dũng Lò Vôi, nghe đồn là đã cho ông Yên mượn 200 tỷ, để khuyên giải thiệt hơn một cách ngang xương. Tức cảnh, nhà báo Mai Bá Kiếm (cũng là cựu quân nhân VNCH) gửi đến bài viết của ông để tỏ bày.  

Năm 1984, Thành Được lưu diễn ở Đức rồi trốn ở lại! Lúc đó, báo chí lên án Thành Được “phản bội tổ quốc”, được cách mạng lưu dung, nhưng không phục vụ đất nước.

Thật là oan, là “ông hoàng cải lương” nên Thành Được đã thấy trước sân khấu cải lương sẽ rã gánh, vì cả nước là một sân khấu lớn, với gần trăm triệu diễn viên trong đủ vai từ lãnh đạo đến quần chúng.
Đại hội, hiệp thương, thi đua, phong trào, nghị trường, phiên tòa… đều là sân khấu đa cấp diễn các tuồng được viết sẵn.

Chưa kể, chính khách, đại biểu quốc hội, nhà văn, nhà thơ, nhà báo đều thành diễn viên, tạo thành ‘network cải lương’ thì làm sao Thành Được chịu nổi?

Ông sống ở Đức bằng nghề nhà hàng, rồi qua Mỹ sang lại một nhà hàng làm chủ! Thành Được bỏ nghề do biết nhìn xa.

Sân khấu toàn cầu hóa Võ Hoàng Yên
Thời trước, đoàn hát phải thuê rạp, hợp đồng với soạn giả, nuôi đạo diễn và 12 đào kép chính – phụ. Một tuồng phân thành 2 màn, 4 cảnh. Cốt truyện xoay quanh 12 nhân vật, tập diễn thuần thục mới ra mắt tuồng mới. Vậy mà, bọn ký giả kịch trường còn chê lên, trách xuống, vì đoàn hát không có tiền thuê viết bài.

Thời nay, “sân khấu toàn cầu hóa” Võ Hoàng Yên có diễn viên là chính nó, trong vai thần y, diễn duy nhất vở “Chữa bệnh câm điếc bại liệt” trong suốt 12 năm, được vô số khán giả hâm mộ.

Võ Hoàng Yên thuê vô số diễn viên thời vụ, ngoài đào kép chánh là: cha mẹ ruột, cha mẹ vợ, anh em ruột, anh em vợ, vợ và em rễ đóng vai “thân nhân mang bệnh nhân” đến thầy chữa, rồi họ khóc gào lên “ôi chồng, vợ, con tôi hết bệnh rồi”. Vô số màn như vậy được quay clip phát Youtube.

Câm là hậu quả của điếc bẩm sinh, vì nó không nghe được tiếng người thân để phát âm đúng, nhưng miệng nó vẫn phát ra âm thanh (mù bẩm sinh nhờ nghe mà nói được). Khi Yên bấm lưỡi kéo ra, đứa trẻ đau quá ú ớ “ma…ma”. Thay vì diễn nghĩa đứa trẻ chửi “má thầy”, thì thân nhân thầy Yên kêu lên trong clip “trời ơi con tôi kêu “má” được rồi” và quỳ lạy thầy Yên.

Nếu Paul Joseph Goebbels – Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã còn sống chắc sẽ bái thầy Yên làm sư tổ, bởi vì Yên không có lính phát xít đe dọa cho dân sợ, chỉ dùng đám đông hoan hô mà mọi người tin như sấm.

Public Relations Network của Võ Hoàng Yên đã toàn cầu hóa. Ngày 15/10/2014, Yên sang California chữa bệnh tại chùa Từ Tâm tại Morgan Hill. Mấy chục Việt kiều ôm hoa cúi người dâng lên thầy Yên tại phi trường, còn bệnh nhân đến chùa Từ Tâm hôm trước để xếp hàng.

Tưởng Việt kiều tiếp xúc với nền y học nhất thế giới thì không tin trò “lang băm”. Ai dè, các nhà báo Vịt như Đoàn Trọng hay Đài tiếng Vịt SBTN hoặc thị trưởng Tạ Đức Trí – chủ bút nguyệt san Viet Salon – chuyên đề nails cũng đua nhau phỏng vấn “thần y”.

Yên bay sang Canada, cũng hàng chục Việt kiều ra đón dâng hoa tại phi trường. Rồi, Yên đi Úc, Nga, Đan Mạch cũng được đón tiếp hoành tráng và bơm xịt lên mây.

Ở trong nước, như tôi viết trong tút trước, lãnh đạo tỉnh, sở Y tế và phòng Y tế ở: Bình Phước, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Thuận đều là diễn viên trong vai “cầu chứng cho nhãn hiệu Võ Hoàng Yên”.
Chưa hết, ký giả kịch trường ngoại và nội đều 100% ca tụng vỡ Thần Y thành hội chứng đám đông. Làm sao cải lương truyền thống của ông hoàng Thành Được không rã gánh?

Liên doanh với sân khấu Dũng Lò Vôi.
Dù bà Nguyễn Phương Hằng và ông Dũng lò vôi cho rằng xuất phát từ thành tâm và thiện ý mà ông bà mới bị thần y lừa 220 tỷ. Nhưng nghe ông bà giải thích trong các clip khi đối chất với ông Yên và khi họp báo, tôi thấy ông Dũng – bà Hằng đã hợp tác với ông Yên có tính toán và chọn lọc.

Viết đến đây, tôi liên tưởng đến sư cô Thích Nữ Liên Thanh, hồi bé bị lạc trong chiến tranh, được nhà chùa nuôi ăn học, tốt nghiệp ĐH Y dược sau đó học lên tiến sĩ, cử nhân Sử học Phật giáo và trung cấp Phật học. “Tiến sĩ bác sĩ sư cô” đã bỏ Khoa tim mạch BV Chợ Rẫy về mở Phòng khám Đa khoa từ thiện Long Bửu tại chùa Long Bửu.

BS Thích Nữ Liên Thanh mặc áo nâu sòng bên trong, blouse trắng bên ngoài, y đức và đạo hạnh sáng ngời.

Chùa Long Bửu gần KDL Đại Nam, nhưng ông Dũng không hợp tác với BS chính hiệu chân tu mà chọn “thần y” dỏm núp bóng chùa.

Ông Dũng, bà Hằng hợp tác ông Yên dù không mưu lợi thì cũng cầu danh!

Tra Google, Thích Nữ Liên Thanh cho ra 138.000 kết quả, còn Võ Hoàng Yên cho 49.500.000 kết quả. Bác sĩ ni cô không có Global public relations network (Mạng PR toàn cầu) như “thần y”.

Ông Dũng – Bà Hằng cho quý tử của họ làm con nuôi Yên để sau này nối nghiệp Thần y và có thể thành Đạo y! Hai bên không còn là đối tác dân sự mà là quan hệ gia đình. Khi bà Hằng dọa thưa công an, “thần y” đến mộ ba bà Hằng quỳ lạy và tự quay clip gửi cho bà Hằng. Thằng Yên diễn cỡ đó, Thành Được không bỏ nghề sao được?

Đối chất với Yên, bà Hằng khẳng định Yên phải trả 220 tỷ đã lừa, dù Yên trả bà cũng không rút đơn tố cáo.

Hôm họp báo, bà Hằng tuyên bố sẽ không nhận lại hơn 200 tỷ đồng đã chuyển cho Yên, để Yên lấy số tiền đó trả lại các bệnh nhân bị Yên bị lừa.

Đây là hợp đồng (miệng) có điều kiện: nên Yên không nợ bà Hằng nữa, nhưng Yên phải làm đúng điều kiện “trả cho bệnh nhân”. Bà Hằng nhường vai “bị hại” cho bệnh nhân, nên Yên không thể mắc tội lừa.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, thần đồng thi ca một thời của nhà nước CSVN, tự bỏ tiền túi bay vào “khuyên nhủ” bà Hằng – ảnh: Dân Việt.

Thấy tuồng hát ở Sân khấu Đại Nam tới hồi cao trào, từ Hà Nội Trần Đăng Khoa bay vào, nhảy lên sân khấu đóng “vai nịnh đầm”. Thần đồng thơ thành “thờ đồng thân” Nguyễn Phương Hằng.

Trần Đăng Khoa vô vọng cổ: “Xin công nương đừng phủi tay với hai trăm tỷ, mà hãy nghe Khoa đây cạn tỏ đôi… nhời!”.

Soạn giả Viễn Châu mất rồi, xin nhờ Thành Được phổ vọng cổ phát biểu sau đây của Trần Đăng Khoa để ca đỡ ghiền:

“Hơn 200 tỷ không phải là khoản tiền nhỏ, tôi rất e ngại rằng sự hảo tâm của anh chị sẽ bị lợi dụng, ‘từ chỗ hà ra chỗ hổng’. Cho nên tôi thiết tha mong anh Dũng chị Hằng hãy đi đến cùng vụ việc, giám sát kỹ để cho số tiền hơn 200 tỷ đến được với các nạn nhân mà đã bị ông Yên lừa”.

Xin lỗi chịu đếch nổi tuồng đời bom tấn với đào kép đông như quân Nguyên!

P/S: Hồi trước có hai tuồng cải lương: “Áo cưới trước cổng chùa” của soạn giả Kiên Giang và “Máu nhuộm sân chùa” của soạn giả Yên Lang, bây giờ nên đặt tên tuồng này là gì?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: