Trò chuyện cùng tác giả Mỹ gốc Việt với một tiểu thuyết về Hai Bà Trưng

Share:
Giáo sư Phong Nguyen với tiểu thuyết về Hai Bà Trưng (ảnh: Facebook nhân vật)

LTS:

Tác phẩm The Bronze Drum (Trống Đồng – một tiểu thuyết về Hai Bà Trưng) của giáo sư văn học (người Mỹ gốc Việt) Phong Nguyen mới ra mắt ngày 9 Tháng Tám 2022 nhưng đã được giới phê bình văn học Mỹ khen ngợi hết lời và được giới trẻ Mỹ mê văn chương đón nhận nồng nhiệt. Trong bài giới thiệu 12 tác phẩm cần đọc để “bạn đi hết mùa hè” năm nay, The Washington Post ngày 12 Tháng Tám 2022 đã đưa The Bronze Drum vào danh sách này.

Cùng với Viet Thanh Nguyen và Ocean Vuong, Phong Nguyen là thế hệ nhà văn Mỹ gốc Việt đang nổi trội trong văn giới Mỹ và khẳng định vị trí như những người giúp đưa văn hóa Việt đi vào dòng chính với sự thể hiện bằng Anh ngữ chứ không phải tiếng Việt. Nhiều năm qua, giáo sư Phong Nguyen – sinh năm 1978 – đã được nhiều tờ báo và chuyên san văn chương Mỹ phỏng vấn và nhắc đến, từ Vox Magazine đến Writer’s Digest. Những tác phẩm của ông, đặc biệt quyển mới nhất The Bronze Drum, đã được giới thiệu trên hàng loạt tờ báo và chuyên san văn học (NPR, Publishers Weekly, Library Journal, Historical Novel Society, St. Louis Post-Dispatch).

__________

Saigon Nhỏ đã tìm đến giáo sư Phong Nguyen và thực hiện một bài phỏng vấn độc quyền. Anh Ian Bùi, cộng tác viên thân tín của Saigon Nhỏ, đã thực hiện các buổi nói chuyện qua điện thoại và email (bằng tiếng Anh, vì giáo sư Phong Nguyen không nói được tiếng Việt), và ghi chép lại dưới đây…

__________

Anh có thể nào kể sơ về mình? Gia đình anh sang Mỹ khi nào? Ông bà anh gốc gác ra sao?

Ba tôi tên Nguyễn Vũ Hiển. Ông sang Mỹ du học năm 1962 trong chương trình AID. Năm đó có cả thảy năm sinh viên Việt Nam, ba tôi được ghi danh vào Đại học Montana State University. Sau khi tốt nghiệp, ông lấy bằng PhD ngành Hóa tại Đại học University of Wisconsin, nơi ông gặp mẹ tôi là Emily. Sau khi lập gia đình, hai người di cư sang Canada một thời gian. Khi đợt người Việt di tản đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ năm 1975, ba mẹ tôi quay trở về Mỹ thông qua đạo luật dành cho người tị nạn Đông Dương “Indochina Migration and Regugee Assistance Act.”

Bà Nội của tôi, Vũ Thị Hòa, bị giết khi máy bay Pháp oanh tạc làng Hải Hậu (gần Nam Định), lúc ấy bà tôi mới 27 tuổi. Ông Nội của tôi, Nguyễn Đình Hách, trôi dạt khắp nơi và cuối cùng định cư tại Nha Trang, nơi ba tôi ra đời. Ông tôi từng làm Kỹ sư Cầu cống cho chính quyền VNCH. Nhưng đến năm 1972 thì ông tôi dọn qua California và mất ở Mỹ không lâu sau đó.

Hồi nhỏ anh có nhiều bạn gốc Việt không? Bằng cách nào mà anh có thể giữ được các truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam?

Hồi tôi lớn lên ở New Jersey, trong xóm có một gia đình thuyền nhân tị nạn, nhưng họ không nói được tiếng Anh, và mấy đứa trẻ cũng hơi nhỏ hơn mấy anh em tôi nên tụi tôi không chơi thân lắm. Tuy nhiên, ba tôi có nhiều bà con và bạn bè người Việt ở Montreal và nhiều nơi khác (nhưng nhiều nhất ở Montreal). Con cái của họ không những nói được tiếng Anh, tiếng Việt mà còn thêm tiếng Pháp nữa – tôi còn nhớ hồi đó mình rất ganh tị vì chúng nói được tới ba thứ tiếng. Nhưng nhờ đó mỗi khi đi nghỉ hè tôi có dịp chơi với những đứa đó, mặc dù chúng không ở cùng một thành phố.

Thật tình mà nói, mối liên hệ gần gũi nhất tôi có với lịch sử và văn hóa Việt Nam đến từ những món ăn ba mẹ tôi nấu (mẹ tôi cũng biết nấu một số món Việt), và những câu chuyện cổ tích ba tôi hay kể. Nhưng ba tôi không cố tình truyền đạt những giá trị văn hóa ấy cho chúng tôi. Thậm chí, phần lớn những câu chuyện ông hay kể là truyện Tàu như Tây Du Ký hay Tam Quốc Chí. Nhưng tôi nhớ ông cũng kể chuyện Âu-Mỹ như “Puss in the Boots” hay truyện ngụ ngôn của LaFontaine.

Năm 19 tuổi, tôi đọc được một tác giả Mỹ viết trong sách rằng người Việt ai cũng thuộc lòng Truyện Kiều; tôi cho là họ nói dóc. Nhưng khi tôi hỏi ba tôi có thật vậy không, ông không trả lời thẳng mà đọc trơn tru nguyên phần mở đầu câu truyện thơ bất hủ ấy. Từ khi còn bé đến lúc ấy, tôi chưa bao giờ thấy hoặc nghĩ rằng ba tôi quan tâm đến thơ văn.

Các tác phẩm của giáo sư Phong Nguyen

Vì sao anh trở thành nhà văn? Có ai trong gia đình đã khuyến khích anh chọn con đường này?

Tôi bắt đầu viết từ hồi còn rất nhỏ. Tôi không bao giờ nghĩ đến nó như một kỹ năng hay cái nghề, đối với tôi nó chỉ là một thói quen. Hồi học cấp hai tôi hay nghĩ ra chuyện để viết, bắt đầu với những câu truyện giả tưởng [fantasy]. Lên trung học tôi viết những mẩu truyện thuộc loại phi lý [absurd]. Lên đại học tôi chuyển sang viết tiểu thuyết hư cấu thực tế [realistic fiction] v.v. Ông Ngoại tôi, Benjamin David Saunders, từng là giáo sư Ngữ văn Anh văn tại Đại học University of Wisconsin ở Whitewater. Ông là người có ảnh hưởng lớn đến việc tôi chọn con đường văn học như một cái nghề.

Đối với nhà văn, nhất là một nhà văn “thiểu số”, thì anh thấy điều gì là khó nhất? Anh có lời khuyên nào cho những nhà văn gốc Việt thuộc thế hệ trẻ sau này không?

Nhà văn Nguyễn Thanh Việt khuyên các nhà văn trẻ thuộc thành phần bị “thiểu số hóa” [minoritized] hãy “viết như bạn thuộc đa số.” Có nhiều cách để các nhà văn trẻ bị “thiểu số hóa” được yêu cầu “dịch” những kinh nghiệm bản thân sang một dạng thức khác để đa số quần chúng có thể cảm nhận được. Nhưng Nguyễn Thanh Việt khuyên ta đừng nên “dịch” những kinh nghiệm của mình, mà hãy viết như thể độc giả có cùng hoàn cảnh như mình. Tôi nghĩ đây là một lời khuyên hữu ích, vì nó giúp ta tránh lối viết chìu theo thị hiếu dẫn đến sự kém cỏi trong sáng tác.

Tôi cũng muốn đưa ra thêm một lời khuyên của mình đến các nhà văn gốc Việt trẻ ở hải ngoại, đó là: Hãy viết về những gì bạn thấy quan trọng đối với chính mình. Đừng để bất cứ ai định hướng ta. Các nhà văn thuộc thành phần bị “thiểu số hóa” thường phải chịu áp lực viết về mình. Nếu bạn cảm thấy thoải mái làm chuyện ấy thì cứ tự nhiên; nhược bằng bạn không thích thì chớ nên tự ép viết truyện về đời mình. Hãy theo đuổi bất cứ đề tài nào mình ưng ý, cho dù có thể nó không được đa số ưa thích hoặc chấp nhận.

Năm 2007 là lần đầu anh về Việt Nam. Anh thấy Việt Nam ra sao, và từ đó đến nay anh có trở lại lần nào nữa không?

Năm 2007 tôi đi cùng ba tôi. Đấy là lần đầu tiên ông trở về Việt Nam kể từ khi đi du học 1962. Thành thử chuyến đi phần lớn là cho ông gặp gỡ bà con họ hàng và thăm viếng những nơi ông từng lớn lên mà gần nửa thế kỷ mới quay lại (đặc biệt là Nha Trang và Hạ Long). Hy vọng sẽ không ai phiền lòng nếu tôi thú nhận nơi tôi thích nhất là Hà Nội. Điều gây ấn tượng nhất là các món ăn vô cùng ngon miệng; sự ngạc nhiên khi thấy trẻ em ra ngoài đường chơi vào buổi tối (mà không sợ bị tấn công ẩu như ở Mỹ), bảo tàng viện; múa rối nước; cà phê sữa đá; xe cộ như mắc cửi… và thiên hạ nắm tay đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Từ đó tới nay tôi chưa trở lại Việt Nam (phần vì vé mắc, phần vì nếu không có ba tôi đi cùng tôi không có ai làm thông dịch). Nhưng tôi hy vọng sẽ có dịp quay lại khi mấy đứa con tôi đủ lớn.

Khi viết quyển “Bronze Drum”, anh thâu lượm được những bài học nào anh cho là quan trọng nhất?

Bài học lớn nhất đối với tôi khi viết quyển “Bronze Drum” là lịch sử thật ra phức tạp hơn, thú vị hơn, và tầm cỡ hơn câu chuyện đơn giản mà phương Tây thường tóm gọn là cuộc hành trình hiện đại hóa không ngừng của loài người. Thí dụ như, nhiều người Mỹ tin rằng họ đi đầu trong phong trào nữ quyền. Nhưng sự thật Hoa Kỳ là một trong số rất ít các nước tiên tiến vẫn chưa có người phụ nữ lãnh đạo. Trong khi đó ở Việt Nam tự ngàn xưa phụ nữ đã nắm quyền lực bằng những phương thức hoàn toàn khác và theo một phương hướng hoàn toàn khác với những gì ta được dạy ở đây, rằng mọi tiến bộ đương nhiên đến từ phương Tây.

Anh có những dự án văn chương nào trong tương lai?

Tôi dự tính sẽ viết một quyển tiểu thuyết về gia đình mình (có thể là hư cấu hoặc không, hoặc cả hai), với trọng tâm là gia đình ba tôi (như chuyện bà Nội bị Tây giết và chuyện ba tôi qua Mỹ). Về chuyện một đứa trẻ lai, nửa Việt nửa Mỹ, lớn lên ở New Jersey trong thập niên 1980-1990. Dự án này chỉ mới sơ khởi nên tôi vẫn còn đang trong giai đoạn tìm tòi, tra cứu. Tuy nhiên đây sẽ là quyển sách “tự truyện” đầu tiên của mình.

Ian Bùi thực hiện

The Bronze Drum được bày bán tại nhà sách The Stand, New York City (Twitter davidbakerpoet)

____________________

Giáo sư Phong Nguyen (Facebook nhân vật)

Sinh năm 1978, Phong Nguyen hiện là giáo sư Đại học Missouri. Ông tốt nghiệp:

-PhD 2007, University of Wisconsin-Milwaukee

-MA 2002, Emerson College

-BA 2001, Providence College

Một số tác phẩm của ông: 

-The Bronze Drum (Grand Central Publishing, 2022)

-Roundabout: An Improvisational Fiction (Moon City Press, 2020)

The Adventures of Joe Harper (Outpost19, 2016) – tác phẩm giành giải Prairie Heritage Book Award;

Pages from the Textbook of Alternate History (C&R Press, 2019)

Memory Sickness and Other Stories (Elixir Press, 2011) – tác phẩm giành giải Elixir Press Fiction Prize

______________________

Bài phỏng vấn bằng tiếng Anh

Could you tell us a little about your background, how did your parents come to America? What about your grandparents?

My father, Hien Vu Nguyen, came to the United States on scholarship in 1962 with a program called AID. He and five other Vietnamese students were enrolled in American universities all over the country; my father wound up at Montana State University, then pursued his PhD in Chemistry at University of Wisconsin, where he met my mother Emily. They married, moved to Canada for a few years, then moved back to the United States during the post-1975 wave of Vietnamese immigration due to the “Indochina Migration and Refugee Assistance Act.”

My grandmother, Vu Thi Hoa, was killed in a French air strike on the small town of Hai Hau (outside of Nam Dinh) at the age of 27. My grandfather, Nguyen Dinh Hach, moved around a lot but settled eventually in Nha Trang, where my father Hien grew up. Hach was a Civil Engineer working for the government in South Vietnam, but he eventually moved to California in 1972, though he died shortly after coming to the United States.

Growing up, did you have many Vietnamese friends? What were some of the things that kept you connected to Vietnamese history and culture?

The only other Vietnamese family in the New Jersey town that I grew up in had been so-called “boat people” who were recent refugees, and they spoke no English, and they were a few years younger than me and my brothers, so we didn’t spend a lot of time with them. However, my father had family and friends from Montreal (and other places, but mostly Montreal) whose children spoke not only Vietnamese and English but French as well. I remember feeling jealous of their trilingual upbringing. So we would see our Vietnamese-Canadian and Vietnamese-American friends on vacations, but they did not grow up in the same town.

The main connection I had to Vietnamese history and culture was through the food my parents would cook (my mother learned to make a variety of Vietnamese dishes as well), and the stories my father would tell when we were young. He didn’t deliberately impart Vietnamese culture to us; in fact, many of the stories he would tell were Chinese (from Journey to the West and The Three Kingdoms) or European (I remember him telling the Puss in Boots story and the Fables of Fontaine, for example). When I was maybe 19 years old, I read an American book that claimed that all Vietnamese people had memorized The Tale of Kieu, and I scoffed at that; but when I asked my father whether this was true, he answered by reciting the entire first section of the epic poem. He had never before given any indication that he cared about poetry!

How did you become interested in writing? Was there anyone in your family who was a role model or who encouraged you down this path?

As far back as I can remember, I was always writing. I didn’t view it as a skill or a profession, it was simply a habit I had. I made up stories, starting with fantasy stories when I was in middle school, to absurd stories when I was in high school, to realistic fiction when I was in college, etc. My maternal grandfather, Benjamin David Saunders, was an English professor at the University of Wisconsin in Whitewater, and he was a big influence on my choice to pursue literature and writing as a vocation.

What is the most difficult thing about being a writer, especially as a “minority”? What advices do you have for the younger generation of Vietnamese writers abroad?

Viet Thanh Nguyen advises young minoritized writers to “write as though you are the majority.” There are subtle ways in which young minoritized writers are asked to “translate” their experiences so that the majority will understand them, but Viet suggests that we stop “translating” our experiences and write as though our readers are from our same background. I think this is a useful way to approach writing because it prevents you from pandering, which leads to weaker writing.

I would add to this my own advice for a younger generation of Vietnamese diasporic writers: tell the stories that matter to you. Don’t let others dictate your writing agenda. There is a lot of pressure on minoritized writers to tell personal stories. If that appeals to you, great; if not, don’t force yourself to write autobiographically. Follow your curiosity wherever it leads you, even if the subject that appeals to you is not popular or sanctioned by others.

How did you find Vietnam when you first visited in 2007? Have you been back since?

​I spent about a month in Vietnam with my father in 2007. It was his first time back to the country since 1962, so much of the experience had to do with reconnecting with long-lost family members and seeing the fond places he remembered from almost fifty years before (especially Nha Trang and Ha Long Bay). I hope I don’t upset anyone when I say that my favorite part of the trip was in Hanoi.

The things I remember best are how delectable the food was, how surprised I was to see children playing in the playground late at night (without being worried about random crime, as we would be if it were in the U.S.), the museums, the water puppetry, the ca phe sua da, the chaos of the moped traffic, and people holding hands while walking around Hoan Kiem Lake. I have not been back since (the plane tickets are expensive and if my father is not with me, I would need a translator and guide), but my hope is to travel to Vietnam again soon with my own grown-up children.

What were some of the most significant lessons, about Vietnam or otherwise, that you learned from writing “The Bronze Drum”?

The most significant lesson I learned from writing The Bronze Drum was that history is far greater, more interesting, and more complex than the tidy Western narrative of progress toward modernity. For example, Americans like to believe that we invented women’s rights when in fact we are one of the only modern countries in the world that has not yet head a female head of state. In ancient Vietnam, clearly women were empowered in a completely different way, with a completely different historical trajectory from what we have come to know through this tidy narrative in which all progress comes from within the West.

What are your future plans literary wise?

​Next, I plan to write a book (either nonfiction or fiction or both) about my family history, focusing on my father’s family (the tragedy of his mother’s death during the French air strike as well as his story of immigration to the United States) as well as my own story of growing up half-Vietnamese in New Jersey in the 1980s and 1990s. It’s still the early stages of this project, so I am still in the process of discovery, but it will be the first book I write that is autobiographical.

___________

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: