California chi $12 tỉ lo sức khỏe cho người vô gia cư

Người vô gia cư ở California chiếm 1/3 trong tổng số người vô gia cư trên cả nước. Tặng thực phẩm cho người vô gia cư ở thành phố Westminster, CA. (Hình: T.N)

Trong nỗ lực giải quyết các nhu cầu xã hội, sáng kiến Medi-Cal trị giá $12 tỉ hiện cung cấp dịch vụ cho những người vô gia cư.

Sáng kiến này bao gồm điều hướng nhà ở ổn định, hỗ trợ tiền đặt cọc thuê nhà và thuốc men cho người phải ở ngoài đường. Tại cuộc họp báo trực tuyến dành cho giới truyền thông thiểu số hôm 2 Tháng Năm, lãnh đạo Bộ Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe (DHCS) của tiểu bang, giám đốc chăm sóc sức khỏe cho người vô gia cư và nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng chia sẻ cách họ sử dụng Medi-Cal giúp người vô gia cư trong tiểu bang có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, để họ có cuộc sống tốt và khỏe hơn.

Cố vấn Chính Sách Nhà Ở và Vô Gia Cư của DHCS, ông Glenn Tsang cho biết: “Khi nói về việc chuyển đổi Medi-Cal, chúng tôi đang chú trọng về việc cung cấp các dịch vụ cho các thành viên chưa có nhà để có thể gặp họ ở nơi họ đang sống. Thay vì yêu cầu họ đến phòng khám, chúng tôi đến gặp họ ở nơi họ đang sống, ngoài đường phố, lều bạt, và kết nối họ với hỗ trợ nhà ở và chăm sóc sức khỏe theo hai cách: Quản lý chăm sóc nâng cao và Hỗ trợ cộng đồng,” cả hai đều hoạt động từ ngày 1 Tháng Giêng năm 2022.”

Ông Glenn Tsang cũng cho biết thêm những lo ngại về chi phí của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mở rộng của Medi-Cal. Thông qua Quản Lý Chăm Sóc Nâng Cao (ECM), các thành viên không có nhà hoặc có nguy cơ mất nhà, được chỉ định một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính, người kết nối họ với các dịch vụ y tế tại phòng khám địa phương cũng như các dịch vụ xã hội, bao gồm các chương trình nhà ở chuyển tiếp và các nhu cầu cơ bản như quần áo và thực phẩm.

Tặng thực phẩm cho người vô gia cư ở Little Saigon. (Hình: James Ho)

Tsang giải thích: “Hỗ Trợ Cộng Đồng (CS) đi ngược dòng để giải quyết các yếu tố xã hội gây bất lợi cho sức khỏe. Nếu một thành viên vô danh liên tục được chăm sóc trong phòng cấp cứu, chúng tôi sẽ xử lý các tình trạng sức khỏe dẫn đến việc này. Ví dụ, làm thế nào chúng ta giúp người mắc bệnh tiểu đường không lâm vào tình trạng nguy hiểm; Làm thế nào giúp họ sống tốt để không bị cắt cụt một chân?”

Trong số 14 chương trình CS thuộc Medi-Cal có các dịch vụ điều hướng chuyển tiếp nhà ở bao gồm trợ giúp tìm kiếm nhà ở và nộp đơn; hỗ trợ tiền đặt cọc; các dịch vụ duy trì việc thuê nhà như hòa giải chủ nhà; nhà ở ngắn hạn sau nhập viện; chăm sóc phục hồi; rèn luyện kỹ năng xã hội và hoạt động hàng ngày như sử dụng phương tiện công cộng; và thuốc đường phố từ các nhà cung cấp cộng đồng đáng tin cậy hiện được hoàn trả theo chương trình Medi-Cal.

Tsang nói: “Chúng tôi thấy ngày càng nhiều tiểu bang tuân theo hướng dẫn phòng ngừa trong việc nhận ra rằng nhà ở là yếu tố quyết định đáng kinh ngạc đến sức khỏe của một người.”

Ông đưa ra ví dụ, trong số ít nhất 19 tiểu bang hướng quỹ Medicaid vào hỗ trợ nhà ở, Arizona chi $550 triệu chủ yếu để trang trải sáu tháng tiền thuê nhà cho những người không có nhà ở. Oregon đang chi hơn $1 tỷ cho các dịch vụ nhà ở bao gồm hỗ trợ tiền thuê nhà khẩn cấp, trong khi Arkansas chi $100 tỷ hỗ trợ nhà ở.

Vào Tháng Giêng năm 2024, Tennessee, West Virginia, Montana và New York nhận được sự chấp thuận của liên bang để làm theo.

Tsang nói thêm: “California hiện có 183,000 người vô gia cư, tôi nghĩ con số thực tế cao hơn. Điều quan trọng là chúng ta phân bổ nguồn lực của mình thông qua các nhân viên cộng đồng cung cấp dịch vụ chăm sóc cho những người cần nó nhất.”

Amber Middleton, giám đốc Chương trình HOPE giải quyết tình trạng vô gia cư tại Trung Tâm Y Tế Cộng Đồng Shasta (SCHC), Quận Shasta County, cho biết: “Những gì một nhân viên chăm sóc cộng đồng có thể làm thông qua các chương trình mới này là phá bỏ các rào cản đối với sức khỏe của bệnh nhân là người vô gia cư.”

Cô Middleton nói về những thách thức trong việc mở rộng các dịch vụ Medi-Cal cho những người dân vô gia cư ở California, đặc biệt là những người từng bị tổn thương hoặc có lý do gì đó khiến họ không tin tưởng vào hệ thống.

“Chúng ta cần phải mềm mỏng với mọi người và cứng rắn với các hệ thống tạo ra thâm hụt nhà ở và tiền lương. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra các điểm truy cập ở tất cả các khu vực mà những người cần được chăm sóc có thể có mặt, thay vì chờ đợi mọi thứ trở nên tồi tệ.”

Những điểm tiếp cận này bao gồm một phòng khám tại nơi tạm trú cho người vô gia cư ở địa phương, chương trình chăm sóc y tế gồm 20 giường với người quản lý hồ sơ cá nhân, nhà ở ngắn hạn sáu tháng sau khi nhập viện, hỗ trợ điều hướng và chuyển tiếp nhà ở ổn định, hỗ trợ tiền đặt cọc, hỗ trợ thuê nhà và đường phố di động. chương trình y tế cung cấp các nhu cầu chính như xe lăn, thuốc men và oxy cũng như các nhu cầu cơ bản như quần áo và thực phẩm.

SCHC cũng có ban cố vấn họp hai tháng một lần “để cung cấp phản hồi về các hoạt động của mình, và để tiếp cận cộng đồng,” Middleton cho biết. “Nhiều người vô gia cư bắt đầu tham gia một trong các chương trình của chúng tôi, vì vậy nhu cầu của người dân mà chúng tôi đang phục vụ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự chăm sóc của chúng tôi.”

Brian Zunner-Keating, giám đốc Hợp Tác Chăm Sóc Sức Khỏe Người Vô Gia Cư UCLA, cho biết: “Không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận sự chăm sóc của chúng tôi ngay lập tức, điều quan trọng là nhân viên y tế cộng đồng phải có kinh nghiệm liên quan đến tình trạng vô gia cư hoặc đến từ các khu vực lân cận mà chúng tôi phục vụ, vì đó là cách họ xây dựng niềm tin.”

Tổ chức này cung cấp hơn 9,000 đánh giá lâm sàng cho gần 5,000 cá nhân trên đường phố của Quận Los Angeles County, kể từ Tháng Giêng năm 2022.

Dãy lều của người vô gia cư ở Los Angeles. (Hình: T.N)

Zunner-Keating giải thích: “Đối với nhiều người, điều tốt nhất chúng tôi có thể làm là chào hỏi, cười nói thăm hỏi một cách dịu dàng, tặng họ nước, đồ ăn nhẹ, và bộ dụng cụ vệ sinh trong vài tuần. Sau một vài tuần, hoặc sau khi nói chuyện với những người bạn được chăm sóc, họ có thể bắt đầu cởi mở hơn về nhu cầu của mình. Nhóm của chúng tôi có thể tạo kết nối bằng cách nói chuyện bằng ngôn ngữ của họ, hoặc hỏi thăm về sở thích, tâm lý, nhu cầu từng người.”

Zunner-Keating cũng chia sẻ cách giúp một người đàn ông lớn tuổi dịch vụ chăm sóc sức khỏe rất cần thiết và đưa ông thoát khỏi tình trạng lang thang trên đường phố.

“Chúng tôi tiếp nhận rất nhiều người vô gia cư bị bệnh,” Zunner-Keating cho biết: “Có một ông cụ lớn tuổi mà chúng tôi phục vụ, sống trong một con hẻm, hầu như không thể đi lại hay nhìn thấy, ông phải dùng xe đẩy hàng để di chuyển, hàm răng tệ đến mức không thể nhai và hàng ngày ông phải đi ăn xin để mua sữa. Giờ thì ông được chúng tôi mua bảo hiểm chăm sóc nâng cao, đã có kính đeo, một bộ răng giả đầy đủ, một bộ phận thay khớp háng và đang sống trong nơi ở nơi ở ổn định.”

Theo Zunner-Keating, ngay cả việc cung cấp dịch vụ chăm sóc đơn giản hơn cũng có thể thay đổi cuộc sống. Một người khác rất lo lắng khi bà luôn cảm thấy mệt mỏi, nhóm của Zunner-Keating nói chuyện, giúp bà làm các xét nghiệm máu và đưa vài thứ thuốc đơn giản.

Qua nhiều tuần, tâm trạng và sức khỏe của bà được cải thiện, nhưng một tháng sau, bà… mất tăm. Thế rồi một ngày, họ nhận được điện thoại của bà, cho biết: “Tôi chỉ muốn nói rằng chính các bạn đã cứu mạng tôi, bởi vì căn bệnh trầm cảm mà tôi mắc phải. Chính tình thương và sự quan tâm của các bạn, đã giúp tôi vượt qua lúc khó khăn. Tôi sẽ mãi mãi biết ơn.”

Phụ nữ này còn cho biết bà vừa nhận được nhà, vào ngày hôm đó.

“Bà không có những nhu cầu phức tạp, chỉ cần được xét nghiệm đơn giản và dùng thuốc,” Zunner-Keating nói thêm. “Nhưng chúng ta thường không thể đến gần ai đó và nói, ‘Bạn có cần gặp bác sĩ không?’ Điều hiệu quả hơn nhiều là tạo ra sự kết nối quan tâm giữa con người với nhau, bảo đảm họ cảm thấy để mắt tới. Điều đó sẽ giúp họ cảm thấy gần gũi và thể hiện sự mong mỏi được chăm sóc hơn.”

(Theo Ethnic Media Services – TN chuyển ngữ)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: