Lỗ hổng tình báo trên bầu trời Bắc Mỹ

Vị tướng hàng đầu chịu trách nhiệm bảo vệ bầu trời Bắc Mỹ xem việc quân đội Mỹ không phát hiện được các cuộc xâm nhập trước đó của khí cầu Trung Quốc (TQ) mà phải thông qua tình báo là một “lỗ hổng” nghiêm trọng cần giải quyết.
Tuần duyên Mỹ đang trục vớt các mảnh vỡ của quả khí cầu ở độ sâu 50 feet (15 mét) dưới đáy Đại Tây Dương (ảnh: US Navy)

Tiết lộ của Ngũ Giác Đài về việc các khí cầu TQ qua Mỹ từng vi phạm bầu trời Mỹ (dù không vào sâu và lâu như lần mới đây nhất) trong thời gian ông Trump còn tại vị đã gây bất ngờ cho cựu tổng thống và các cố vấn của ông. Ngày thứ Hai, 6 Tháng Hai, vị tướng hàng đầu chịu trách nhiệm bảo vệ bầu trời Bắc Mỹ nhận định: “Các vụ xâm nhập trước đây của khí cầu TQ không bị Ngũ Giác Đài phát hiện đã làm lộ ra một thiếu sót đáng lo ngại cần phải giải quyết sớm”.

Bộ Quốc phòng thừa nhận rằng khí cầu bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển South Carolina ngày 4 Tháng Hai sau khi nó lởn vởn gần một tuần trên bầu trời Mỹ là lần thứ năm (hoặc hơn nữa) trong những năm gần đây mà Bắc Kinh vi phạm không phận Mỹ bằng khí cầu. Cuối tuần qua, các quan chức Bộ Quốc phòng thông báo cụ thể cho các nhà lập pháp: “Kể từ thời Tổng thống Donald Trump, đã có những vi phạm tương tự gần Texas, Florida, Hawaii và Guam”.

Tướng Glen D. VanHerck, phụ trách Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (North American Aerospace Defense Command- NORAD), tuyên bố với truyền thông trong một cuộc họp báo: “Là chỉ huy của NORAD, tôi có trách nhiệm phát hiện các mối đe dọa bầu trời Bắc Mỹ. Thật lòng mà nói chúng tôi đã không phát hiện ra một số mối đe dọa đó. Và đây là lỗ hổng mà chúng tôi phải làm cho rõ và lấp đầy”.

VanHerck từ chối giải thích chi tiết, chỉ nói rằng “chính cộng đồng tình báo Mỹ đã giúp chúng tôi biết về những khí cầu đó sau khi chúng đã rời đi”. Người phát ngôn của VanHerck cũng không cho biết, liệu những thiếu sót trong quá khứ của NORAD có được xem là “thất bại trong nhiệm vụ” không. Tiết lộ của Ngũ Giác Đài về các cuộc xâm nhập khí cầu trước đây của TQ trong thời gian Trump ở Toà Bạch Ốc đã gây bất ngờ cho ông ta và các quan chức nắm giữ các vị trí quan trọng về an ninh quốc gia trong chính quyền của ông.

Sự thừa nhận của VanHerck dường như đưa ra một lời giải thích hợp lý tại sao lại xảy ra những tình huống đó. John Kirby, điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council-NSC) cho biết chính quyền Biden đã liên hệ với các quan chức chủ chốt của chính quyền trước và đề nghị họ báo cáo tóm tắt về những gì họ biết liên quan đến các chuyến bay khí cầu của TQ lúc đó. Kirby nói với các phóng viên: “Chúng tôi đã làm điều này với thiện ý. Tôi không thể nói chính quyền trước đã nhận thức được điều gì. Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chúng tôi đã phát hiện ra những chuyến bay này (của khí cầu Trung Quốc) sau khi (chính quyền Biden) nhậm chức. Các chuyến trước đó là ngắn và không giống như tuần trước”.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc các cựu quan chức của Trump có từng đề nghị cộng đồng tình báo cung cấp thông tin về khí cầu TQ, ông cho biết cuộc họp giao ban hai bên về vấn đề này vẫn chưa diễn ra. Các quan chức chính quyền Biden cho biết có ít nhất ba chuyến bay khí cầu TQ trong nhiệm kỳ của Trump và một chuyến bay diễn ra trong thời gian Biden tại vị, vào Tháng Hai 2022.

Khi quân đội Mỹ đang theo dõi khí cầu TQ, giới chức Canada cho biết họ cũng đang xem liệu một khinh khí cầu thứ hai có ở trên không phận Canada không. Nhưng các máy bay phản lực CF-18 của Canada được NORAD cử đi điều tra không tìm thấy gì. Đến ngày 3 Tháng Hai, Ngũ Giác Đài tiết lộ một khinh khí cầu thứ hai được phát hiện ở Nam Mỹ. VanHerck cho biết khí cầu bị bắn rơi xuống Đại Tây Dương cao khoảng 200 feet (60 mét) và mang theo thiết bị có kích thước gần bằng chiếc máy bay phản lực, ước tính nặng khoảng 2,000 pound.

Các nỗ lực thu hồi những mảnh vỡ đang được tiến hành. Dù VanHerck tiết lộ một số điều đã biết về ý định của TQ hoặc công nghệ do thám mà nước này sử dụng nhưng ông nhấn mạnh: “Vẫn còn quá sớm để nói về % khí cầu trục vớt được. Các nhân viên trên các tàu của Hải quân và Cảnh sát biển đang tìm kiếm các mảnh vỡ trên một diện tích rộng 1,500 mét x 1,500 mét”. FBI sẽ phân tích các bộ phận thu hồi được.

VanHerck lưu ý có thể có các vật liệu nguy hiểm trong những mảnh vỡ như pin năng lượng mặt trời, vì vậy các đội trục vớt rất thận trọng. Cũng chưa biết có chất nổ trên khí cầu không. Biển động đã làm chậm cuộc trục vớt diễn ra ở độ sâu khoảng 50 feet (15 mét) cách 10 dặm ngoài khơi bờ biển Myrtle Beach, South Carolina từ những chiếc thuyền bơm hơi và các phương tiện không người lái dưới nước (UUV).

Cuộc tìm kiếm được điều hành bởi các nhân viên tàu đổ bộ USS Carter Hall neo tại khu vực Norfolk với sự hỗ trợ của tàu hải dương học USNS Pathfinder để lập bản đồ đáy Đại Tây Dương, nơi phần lớn các mảnh vỡ chìm xuống. Máy bay của Cảnh sát biển bay từ Thành phố Elizabeth, North Carolina và Savannah, Georgia cũng tham gia. VanHerck cảnh báo một số mảnh vỡ có thể trôi dạt vào bờ và yêu cầu những người phát hiện được hãy liên hệ với chính quyền.

Charlie “Tuna” Moore, tướng ba sao của Lực lượng Không quân và là quan chức số hai tại Bộ Tư lệnh Mạng Hoa Kỳ (U.S. Cyber Command) trước khi nghỉ hưu khẳng định khí cầu bị bắn hạ là loại phức tạp. Tướng Moore cho biết (dẫn lại từ The Washington Post):

“Chúng có thể điều khiển được, có thể lơ lửng tại chỗ một thời gian dài để chụp ảnh. Tất cả những gì kẻ thù cần làm là vận dụng các gói cảm biến treo bên dưới thiết bị để thực hiện bất kỳ loại nhiệm vụ nào họ muốn với công nghệ hiện có. Khí cầu có lợi thế là mang theo nhiều công cụ thu thập thông tin tình báo và hoạt động ở độ cao thấp hơn so với vệ tinh nên việc do thám linh hoạt hơn và hình ảnh cũng được phân giải tốt hơn. Nhưng việc quân đội TQ sử dụng khinh khí cầu giám sát ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không phải là mới mà đã được chúng ta biết đến từ nhiều năm qua”.

____________

Khí cầu Trung Quốc do thám rất nhiều nước

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Động lực
Về cơ bản, có hai điểm định nghĩa động lực là một quá trình quan trọng và phức tạp nhằm đạt được các mục tiêu, kích thích mong muốn trong…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: