Báo chí Mỹ vừa có loạt bài nhận xét về VinFast, chủ yếu theo hướng tiêu cực. Nhưng báo chí trong nước thì lại lạc quan phơi phới. Hãy thử xem xét một số nội dung để đưa ra kết luận:
1/Bên Mỹ, số đông mua xe, nhà hoặc những thứ giá trị lớn hầu hết đều mượn tiền ngân hàng. Bank sẽ giữ giấy chủ quyền cho đến khi bạn trả hết nợ. Mà Bank là doanh nghiệp, không phải nhà từ thiện. Họ chỉ cho vay sau khi đánh giá được giá trị thứ khách hàng sẽ cầm cố cho họ, chủ nợ không điên khi cầm tờ giấy lộn trong tay. Thế nên, để được duyệt cho vay mua VinFast, Bank phải xem xét rất kỹ lưỡng VinFast là thằng nào, nó đến từ đâu, nguồn gốc, chất lượng xe ra sao…; nếu là từ xứ sở “con ốc vít chuẩn chưa làm nổi” thì cứ xác định sẽ bị out ngay từ vòng loại.
2/Về bảo hiểm xe: Luật Mỹ bắt buộc xe lưu hành phải mua bảo hiểm. Xe không bảo hiểm lỡ xảy ra chuyện là nắm chắc ở tù. Mà các hãng bảo hiểm xe ở Mỹ thì không ngu như bò. Nó đâu muốn rước họa vào thân đền sặc máu mồm cho một loại xe không tên không tuổi và chất lượng thì phập phồng. Đặc biệt với VinFast, họ không có dữ liệu để đánh giá rủi ro. Do vậy, tới giờ phút này, VinFast có nằm trong danh sách của các hãng bảo hiểm xe Mỹ không thì chỉ có trời biết (khả năng cao là không có, và nếu có thì sẽ phải mua bảo hiểm với giá cắt cổ), bởi các hãng bảo hiểm Mỹ luôn nắm chắc đằng chuôi: “Tao giàu chứ tao đâu có ngu”!
3/DMV là cơ quan chuyên cấp giấy tờ xe, bằng lái, bảng số ở Mỹ, giống như Phòng Cảnh sát Giao thông ở Việt Nam vậy. Mà muốn cấp đăng ký/lưu hành, chủ nhân bắt buộc phải có bảo hiểm xe, không có thì không được đăng ký nhé. Thế nên vấn đề ở mục 2 và 3 là điều kiện cần và đủ. Không có bảo hiểm thì nằm mơ đến việc được cấp đăng ký/lưu hành nhé! Nói thêm: Vẫn có những người chạy xe không bảo hiểm, họ là dân nhập cư bất hợp pháp, họ biết chắc nếu bị bắt họ sẽ lãnh đủ nên họ luôn chạy trốn khi có tai nạn xảy ra.
4/Đến vấn đề bảo hành xe: Đây là xe điện, nó phải sạc thì mới chạy được. Ở Mỹ hãng xe xăng nào cũng bảo hành ít nhất 5 năm hoặc 100,000 dặm, tùy điều kiện nào đến trước. Đối với xe điện thì Tesla chiếm hơn 90% thị phần và họ dùng cách bán hàng trực tiếp tới khách hàng chứ không thông qua đại lý như các hãng xe xăng. Tesla có vài showroom trưng bày cho khách hàng xem và đăng ký lái thử, còn lại tất cả sẽ có nhân viên trực tiếp liên hệ và tới địa chỉ của khách hàng – nếu xe có sự cố về vật lý cần chăm sóc. Còn lại toàn bộ các vấn đề khác đều được Tesla thực hiện trực tuyến như kiểu iPhone.
Vin cũng bán xe trực tiếp giống kiểu của Tesla, nhưng liệu Vin có khả năng chăm sóc khách hàng và bảo trì xe như cách của Tesla đang làm hay không? Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất khiến người ta mê mẩn xe điện Tesla là chức năng hỗ trợ lái tự động trên đường cao tốc. Gói phần mềm này có giá khởi điểm từ 10k ($10,000) khi mua xe mới. Tesla thu thập dữ liệu về thói quen, tính chất đường xá thực tế… khi xe chạy hàng ngày của tất cả các xe bán ra rồi tập hợp lại để AI (trí tuệ nhân tạo) học hỏi rồi bán thành gói nâng cấp cho tính năng tự động lái trên đường cao tốc.
Điều này có nghĩa cùng với thời gian, chức năng hỗ trợ tự động lái xe của Tesla càng ngày càng tốt lên, hay nói cách khác sự an toàn được nâng cao mỗi ngày. Công nghệ hỗ trợ lái của Tesla dùng camera, còn của Vin (và hầu hết các hãng xe khác) đều dùng công nghệ laser. Các hãng xe khác không địch nổi Tesla có lẽ vì tính năng tự động hỗ trợ lái này, không rõ Vin lấy điều gì để cạnh tranh?
Còn nữa, khi mua xe Tesla bạn sẽ được hãng cử người xuống tận nhà để khảo sát kết cấu mái nhà xem có thể lắp được pin mặt trời Tesla không (có nhiều nhà có mái lợp bằng tôn giả ngói hoặc có nhiều cây lớn che khuất thì không lắp đặt được). Nếu phù hợp, bạn sẽ được Tesla lắp cho trạm sạc điện năng lượng Mặt trời tại nhà, dùng cho xe của bạn và nếu công suất dư thì bán lại điện năng cho thành phố.
Đây là một yếu tố cạnh tranh rất mạnh của Tesla mà các hãng xe điện khác đều chịu thua. Không rõ Vin biết điều này không? Và khi người ta đã biết đến Tesla bao nhiêu năm nay mà còn dám bỏ tiền để rước Vin về thì chỉ có bọn đần ngu lâu dốt bền khó đào tạo!
5/Vấn đề phụ tùng: Một chiếc xe có hàng ngàn linh kiện khác nhau. Bên Mỹ, nếu muốn kiếm phụ tùng thay thế cho xe bạn vào Auto Zone, Auto Part, O’Reilly Auto Parts hay Walmart. Bạn phải nhập tên xe, đời xe của bạn vào hệ thống máy tính, máy tính sẽ kiếm ra phụ tùng cho bạn. Một store của họ rất rộng, chứa cả triệu thứ phụ tùng, nếu không biết tên xe, đời xe, muôn kiếp bạn sẽ không kiếm ra thứ cần tìm. Chả biết đến nay, VinFast đã có mặt trong danh sách các công ty phụ tùng Mỹ chưa?
Nếu chưa có trong hệ thống máy của các store, thằng nào ngu hăm hở mua VinFast đi, rồi lúc gặp sự cố thì ngồi khóc tiếng Mán nha, khóc tới Tết Congo cũng chẳng có ông Bụt nào hiện ra. Bên đây cũng không có chợ Nhật Tảo để mà ra kiếm phụ tùng về thay thế đâu!
Chạy xe, cọ quẹt hư hỏng là điều khó tránh khỏi. Bạn sẽ xử lý thế nào nếu xe gặp sự cố? Những phụ kiện như mâm bánh xe, gương hậu, bửng xe, cần gạt nước… là những thứ rất đơn giản nhưng kiếm đâu ra để ráp vào xe Vin? Mà lỡ xe hư, không có xe đi làm thì sẽ là thảm họa. Xe châu Âu chất lượng không kém gì xe Mỹ mà độ cạnh tranh cũng phải thua xa xe Mỹ, cũng chỉ vì khó kiếm được phụ tùng thay, nhiều khi khách phải bỏ xe ở shop vài tuần đến cả tháng để đợi phụ tùng!
Nếu vượt qua được những trở ngại trên thì Vin mới có cơ hội, chứ ngồi đấy mà nói Tesla lung lay thì thật là… ảo tưởng!
___________