Giá cổ phiếu VinFast lại tăng: lật mặt trò thao túng của Phạm Nhật Vượng (Bài 2)

(Hình minh họa: Báo Chứng Khoán)

Báo chí trong nước đang chung một giọng điệu, ca ngợi sự quay lại của VinFast khi ra mắt mẫu xe VF3.

Mọi lời nói có cánh xuất hiện, như để che đậy những bất cập đang liên tiếp diễn ra với công ty của ông Phạm Nhật Vượng. Người Việt trong nước không có thói quen đọc báo nước ngoài, nên đều tin rằng mọi thứ đang có phép lạ với mẫu xe VinFast mới, bất chấp tin tức nhà sản xuất xe điện “yêu nước” Việt Nam, VinFast đang xem xét trì hoãn xây dựng nhà máy trị giá $4 tỷ ở tiểu bang North Carolina, giữa bối cảnh được phân tích là do công ty thua lỗ.

Bán khống cổ phiếu

Một yếu tố khác góp phần làm giá cổ phiếu VFS biến động tăng mạnh là hoạt động đóng vị thế bán khống. Bán khống là khi nhà đầu tư bán cổ phiếu mà họ không cần sở hữu để kiếm lời từ việc giá cổ phiếu giảm.

Theo Nasdaq, vào ngày 30 Tháng Tư, cổ phiếu VFS có gần 7.3 triệu cổ phiếu được bán khống, chiếm tới 14.83% số cổ phiếu giao dịch tự do trên thị trường. Nhưng tính đến ngày 15 Tháng Năm, số lượng vị thế bán khống đã hơn 8.18 triệu cổ, chiếm khoảng 16.6% lượng cổ phiếu giao dịch tự do. Số ngày dự kiến có thể bán hết số cổ phiếu bán khống, hay còn gọi là “days to cover,” lên tới hơn hai ngày. Như vậy, là tới trước khi tăng giá thì số lượng cổ phiếu VFS được bán khống đã tăng khá cao và hơn gấp đôi khối lượng giao dịch trung bình của ngày hôm đó (Avg. Daily Share Volume).

Nhu cầu vay cổ phiếu để mở vị thế bán khống càng lớn càng góp phần làm lãi suất cho vay cổ phiếu tăng cao, có thời điểm lãi suất cho vay bán khống cổ phiếu VFS lên tới hơn 900% một năm. Lãi suất cao khiến nhà đầu tư không thể giữ vị thế bán khống lâu dài, dẫn đến việc phải đóng vị thế để tránh thua lỗ, tạo ra nhu cầu mua lại cổ phiếu và làm giá cổ phiếu tăng.

Một ví dụ giải thích đơn giản về giải thích việc này: VFS đang ở giá $5 và nhà đầu tư A dự đoán giá sẽ về $4 sau một tháng. Nhà đầu tư A sẽ vay 100 cổ phiếu với lãi suất 365% một năm, tức 1% một ngày tương đương $5 một đêm. Sau đó A đem bán 100 cổ phiếu đó để có được $500. Như vậy A đã thực hiện một vị thế bán khống, hay còn gọi là Short.

Sau một tháng nếu giá VFS về đúng $4, A sẽ dùng $400 mua lại 100 cổ phiếu VFS để trả nợ vay cổ phiếu VFS. Như vậy, nhà đầu tư A đã có lợi nhuận là $100 khi chỉ trích ra $400 để mua cổ phiếu trả vay bán khống từ $500 thu được khi đi vay bán cổ phiếu. Việc mua lại cổ phiếu và đóng vị thế bán khống này ta gọi là Short Cover.

Nhưng nếu cộng thêm mức lãi suất $150 cho 30 ngày thì A lại bị lỗ $50. Có thể thấy, khi lãi suất cho vay bán khống càng cao thì nhà giao dịch càng để lâu sẽ làm nhà đầu tư thua lỗ. Và khi thời điểm nhà đầu tư phải đóng vị thế bán khống hàng loạt để tránh thua lỗ thì sẽ có một loạt lệnh mua để Short cover làm giá cổ phiếu bật tăng. Đây chính là một trong những lý do chính mà cổ phiếu VFS bật tăng mạnh.

Dùng nhà tư vấn được mua để đưa dự báo giá sai lệch

Ngày 23 Tháng Năm 2023, tờ báo mạng Tuổi Trẻ có bài viết “Báo tài chính Mỹ: VFS là một trong những cổ phiếu hot nhất ngành xe điện” trong đó trích đoạn một vài phân tích kỹ thuật của trang Benzinga.

Thực tế, Benzinga chỉ là một trang tổng hợp tin tức và báo cáo phân tích của các bên phân tích khác. Và các phân tích kỹ thuật đều là tự động theo chỉ báo kỹ thuật. Đối với cổ phiếu low float có tính biến động cao và dễ thao túng giá như VFS thì phân tích kỹ thuật thực tế đều không hữu dụng.

Đồng thời tất cả các nhà phân tích được Benzinga trích dẫn là Cantor Fitzgerald, Chardan Capital, BTIG và Wedbush đều có liên quan hoặc tới VinFast và thường đưa ra các báo cáo và dự đoán rất sơ sài bỏ qua cả yếu tố tài chính tệ hại của VinFast chứ không như báo cáo phân tích đầy đủ của Motley Fool.

Chardan Capital là công ty cố vấn (Advisor) cho thương vụ sáp nhập BSAQ và VinFast. Điều này đã được tiết lộ trong thông cáo báo chí của VinFast sát nhập với BSAQ được gửi lên SEC Mỹ và đăng ở trang web VinFast. Cũng như được chính Chardan Capital tiết lộ ở mục Transaction trên trang web của công ty.

https://www.chardan.com/transactions

https://vinfastauto.us/newsroom/press-release/vinfast-to-publicly-list-through-business-combination-with-black-spade

Cantor Fitzgerald là công ty có cổ phần ở BSAQ, công ty SPAC đã sát nhập với VinFast để niêm yết VFS lên sàn Nasdaq và là bên có liên quan lợi ích tới Vinfast.

https://www.sec.gov/Archives/edgar/data/1851908/000121390023011446/ea173488-13ga1cantor_black.htm

Daniel Ives là giám đốc điều hành của Wedbush và là nhà phân tích đã đưa ra các phân tích về cổ phiếu VFS chỉ dựa trên việc trông thấy dây chuyền sản xuất khi có chuyến tham quan tới nhà máy VinFast ở Hải Phòng do chính ông ta tiết lộ trên Twitter nhưng lại bỏ qua các yếu tố tài chính tệ hại của VinFast. VinFast cũng đã từng bị nhà báo Matt Farah tố cáo đưa hối lộ $10,000 để viết tốt khi anh tới thăm nhà máy ở Hải Phòng.

Daniel Ives cũng đã bị SEC cáo buộc cùng các lãnh đạo khác của Synchronoss đã gian lận tài chính và che giấu thông tin về doanh thu thực tế của công ty từ năm 2013 đến 2016 thông qua các thỏa thuận bí mật. Ông đã bị phạt $15,000, đồng thời nhận lệnh cấm tham gia các hoạt động có thể dẫn đến vi phạm các quy định về báo cáo tài chính và hạn chế tham gia bán hàng có giá trị từ $10,000 trở lên trong vòng ba năm từ Tháng Sáu năm 2022 và vẫn còn hiệu lực cho tới nay.

Còn BTIG chỉ là một công ty dịch vụ tài chính nhỏ ở New York với tổng giá trị tài sản trong năm 2023 là hơn $356.4 triệu, cung cấp cả dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ môi giới cổ phiếu. David Lenchus, giám đốc nghiên cứu của Chardan Capital cũng từng là giám đốc điều hành của BTIG.

https://www.sec.gov/Archives/edgar/data/1178937/000117893724000013/FinancialConditionSEC..pdf

https://www.prnewswire.com/news-releases/chardan-expands-research-team-welcomes-managing-director-and-director-of-research-301253176.html

Ngay cả bài viết trên báo Tuổi Trẻ nhắc tới báo cáo công ty Motley Fool, chỉ trích dẫn đoạn nói về giá của VF3 nhưng lại lược bỏ hoàn toàn câu thực tế số lượng đơn hàng khủng của VF3 như “muối bỏ biển,” và “cảnh giác với cổ phiếu VinFast.”

“Phân tích riêng về kỷ lục của VF3, chuyên trang tài chính của Mỹ The Motley Fool chỉ ra rằng VF 3 được chào bán với mức giá khoảng $10,000, nên nhiều người đang tranh thủ nắm bắt cơ hội.

“Mức giá đặc biệt trên dành cho mẫu xe bán cho thuê pin, nhưng ngay cả lựa chọn xe mua đứt pin cũng chỉ rơi vào khoảng $12,000,” một bài viết gần đây trên Fool nói về mức giá phải chăng của VF3.”

Thậm chí, trên trang vnreview, một trang web chuyên về review sản phẩm lại có cả một chuỗi series trực tiếp giá cổ phiếu VinFast như trận đấu thể thao, đã đăng bài viết “Review giá cổ phiếu Vinfast tuần này 20-24/5/2024: chung cuộc thắng dù khá nghẹt thở.”

Trong bài viết phóng viên đã tự cho rằng khi VinFast trả lời các vấn đề liên quan đến vụ kiện pháp lý và tai nạn VF8 chết người ở Mỹ thì “những tin xấu về Vinfast đã được làm sáng tỏ.” Trong khi việc làm sáng tỏ này không phải từ VinFast mà là từ tòa án và các cơ quan điều tra của Mỹ và rủi ro pháp lý vẫn là vấn đề lớn tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức vào VinFast.

Điều này cho thấy rằng, mọi thông tin và báo cáo chuyên gia khuyến nghị mua cổ phiếu VFS đều đã được ông Vượng dùng tiền mua chuộc. Còn các báo cáo và cảnh báo xấu về VFS ở nước ngoài như Motley Fool đều bị cắt xén và đưa về truyền thông Việt Nam có chủ đích ngược lại hoàn toàn với tài liệu gốc. Kể cả giá cổ phiếu VFS cũng có thể dễ dàng bị thao túng bởi ông Phạm Nhật Vượng với tình trạng low float rất thấp hiện nay.

Những điều trên cho thấy giá cổ phiếu VFS cũng như tin tức về về VinFast tại Việt Nam, đều là chiêu trò thao túng của ông Phạm Nhật Vượng mà thôi.

(Xem lại bài 1)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: