13 người lính Ukraine tử trận oai hùng tại Đảo Rắn

Đảo Rắn (Google)

Khi mở chiến dịch quân sự toàn diện vào Ukraine từ mọi hướng ngày 24 Tháng Hai 2022, hải quân Nga cũng tấn công Đảo Rắn, nơi được xem là một đồn biên phòng nhỏ. Đoạn ghi âm lưu lại được cho thấy, thoạt đầu, có người nói: “Đây là tàu chiến Nga. Yêu cầu hạ súng đầu hàng để tránh đổ máu và chết không cần thiết; nếu không, các người sẽ bị đánh bom”. Sau vài giây im lặng, có tiếng một người lính Ukraine trả lời: “Tàu chiến Nga, biến mẹ mày đi!”. Quân Nga khai hỏa. Tất cả 13 lính biên phòng Ukraine trên Đảo Rắn bị giết sạch.

Câu chuyện Đảo Rắn và cái chết oai hùng của 13 người lính Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai 2022 đang lan truyền khắp thế giới. Đoạn âm thanh đã được nhiều phương tiện truyền thông đăng tải, trong đó có tờ trực tuyến Ukrayinska Pravda của Ukraine, và được chia sẻ ào ạt trên mạng xã hội, bắt đầu từ Anton Herashchenko, một cố vấn thuộc Bộ Nội vụ Ukraine. Đảo Rắn, một đảo đá rộng khoảng 16 ha (40 mẫu Anh) thuộc sở hữu Ukraine, nằm cách Crimea khoảng 186 dặm (300km) về phía Tây. Trong bài phát biểu sau ngày đầu tiên cuộc xâm lược của Nga vào đất nước, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố ông sẽ tặng danh hiệu Anh hùng Ukraine cho 13 binh sĩ anh dũng.

Hải quân Nga đã nã đạn vào đồn biên phòng Đảo Rắn trước khi đưa lính xuống kiểm soát, theo Maritime Executive dẫn từ ghi nhận của các phương tiện truyền thông địa phương. Đảo Rắn – được gọi là Đảo Zmiinyi trong tiếng Ukraine – nằm gần bờ biển Ukraine và Romania dọc theo Biển Đen, và trước đây từng gây tranh chấp chủ quyền giữa Ukraine và Nga. Trên đảo có một trạm nghiên cứu biển. Biên giới hàng hải của nó nằm trong một khu vực quan trọng về mặt chiến lược đối với các nguồn tài nguyên trong đó có dầu khí. Đảo Rắn đánh dấu rìa lãnh hải của Ukraine, với vị trí chiến lược tại Biển Đen khi trở thành điểm kết nối hành lang vận tải biển đến các thành phố Odessa, Mykolaiv và Kherson của Ukraine.

Theo Washington Post, một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ giấu tên cho biết rằng ông đã nghe về cuộc tấn công vào Đảo Rắn vào Thứ Sáu. Florent Groberg, cựu binh Mỹ từng được Huân chương Danh dự với chiến tích tại Afghanistan, tweet: “Bất chấp!!! Những người yêu nước Ukraine này không bao giờ bị lãng quên. Ít ai hiểu lòng dũng cảm thực sự là gì… Đây chính là #StandWithUkraine”… “Điều đó cho thấy rằng Ukraine có những người, nam cũng như nữ, sẽ không đầu hàng trước một lực lượng áp đảo” – dân biểu Ruben Gallego tweet.

Hòn đảo thưa thớt dân cư đã đổi chủ nhiều lần trong thế kỷ qua, đóng vai trò như một tiền đồn quân sự với radar và các thiết bị quân sự khác. Sau Thế chiến thứ nhất, hòn đảo bị Romania chiếm giữ. Nắm quyền kiểm soát sau Thế chiến thứ hai, Liên Xô xây một ngọn hải đăng và căn cứ quân sự nhỏ. Đảo Rắn thuộc về Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, mặc dù Romania tiếp tục tranh chấp quyền sở hữu. Cuối cùng, một tòa án quốc tế trao Ukraine quyền kiểm soát hòn đảo và Romania sở hữu phần lớn vùng biển xung quanh. Tháng Tám 2021, Tổng thống Volodymyr Zelensky tổ chức một sự kiện báo chí trên Đảo Rắn. Tại đó, ông nói: “Hòn đảo này, như phần còn lại của lãnh thổ chúng ta, là đất của Ukraine, và chúng ta sẽ bảo vệ nó bằng tất cả khả năng của mình”.

____________

Liên quan đến tin này, hải quân Ukraine cho biết đó là tin không chính xác. Những người lính Ukraine trên đảo không bị giết mà bị bắt làm tù binh. Nguồn về tin cập nhật này, xin xem link dẫn từ Facebook của Hải quân Ukraine. SGN thành thật xin lỗi, dù đây là bản tin được tổng hợp từ nhiều trang tin uy tín trong đó có CNN và Reuters.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: