Anh Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

Trong chuyến thăm Viện Năng lượng Nguyên tử Anh hôm 30 tháng Ba 2023, Thủ tướng Anh Rishi Sunak (giữa) nói rằng trở thành thành viên Hiệp định CP-TPP sẽ giúp các doanh nghiệp Anh tiếp cận đầy đủ các thị trường từ châu Âu đến Nam Thái Bình Dương. Ảnh Jacob King – WPA Pool/Getty Images

Chính phủ Anh cho biết họ đã ký thỏa thuận gia nhập hiệp định thương mại tự do khu vực Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đã rút ra dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, coi đây là bước đi chiến lược để đa dạng hóa thương mại ra ngoài châu Âu sau khi Anh Quốc ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cái gọi là Brexit.

Bản tin của The Wall Street Journal hôm thứ Năm 30 tháng Ba 2023 ghi nhận Anh Quốc là quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CP-TPP, hậu thân của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính phủ Anh nói, London hy vọng chính thức trở thành thành viên của CP-TPP trong năm nay sau khi hoàn tất các bước thủ tục cuối cùng.

CT-TPP có 11 quốc gia thành viên vùng hai bên bờ Thái Bình Dương, trong đó có Canada, Chile, Nhật Bản, Việt Nam và một số quốc gia khác. CP-TPP được Nhật Bản thúc đẩy sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp ước TPP nguyên thủy 12 thành viên mà Mỹ đã mất nhiều năm đàm phán để hình thành.

Là một hiệp định thương mại tự do, CT-TPP nhắm giảm các rào cản thương mại giữa các nước thành viên nhưng thiếu những điều khoản chặt chẽ hơn về lao động và doanh nghiệp nhà nước như Hiệp định TPP nguyên thủy.

Việc tham gia CP-TPP sẽ không có ảnh hưởng tức thời đáng kể đến nền kinh tế Anh vì Anh Quốc đã có hiệp định thương mại song phương với đa số các thành viên CP-TPP. Chính phủ Anh dự tính, tư cách thành viên CT-TPP chỉ giúp nền kinh tế tăng thêm 0.08% trong 15 năm tới, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược khuếch trương quyền lực mềm của London trong vùng Thái Bình Dương. 

***

Sự tham gia của Anh vào CP-TPP còn đáng chú ý hơn nữa do sự vắng mặt của Hoa Kỳ. Lúc đầu, hiệp định này được chính quyền Obama coi là một con đường để đưa nước Mỹ đến gần các nền kinh tế châu Á hơn, chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Nhưng trong cuộc bầu cử năm 2016, ứng cử viên tổng thống Donald Trump coi TPP là kẻ hủy diệt công ăn việc làm của Mỹ và hành động đầu tiên của ông Trump sau khi đắc cử tổng thống là rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định TPP đã ký kết.

Tổng thống Joe Biden sau đó bị vướng vào quyết định về TPP của người tiền nhiệm; và thay vì tái gia nhập CP-TPP, chính quyền Biden đề ra Khung Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, gọi tắt là IPEF, một tập hợp lỏng lẻo một số thành viên của CP-TPP. Nhưng IPEF không phải là một hiệp định thương mại, không bao hàm việc giảm lãi suất cho các quốc gia muốn xuất cảng hàng hóa vào thị trường Mỹ nên không có sức hấp dẫn.

Trong khi đó, nhiều quan chức và cựu quan chức Mỹ đều cho rằng, Hoa Kỳ cần đưa ra nhiều “củ cà rốt kinh tế” để lôi kéo các quốc gia trong khu vực nếu Washington muốn xây dựng liên minh kiềm chế ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc ở châu Á. Hiện Hoa Kỳ đẩy mạnh các mối quan hệ quân sự và an ninh trong khu vực nhưng thiếu một hiệp định thương mại thì ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á vẫn còn bị hạn chế rất nhiều. Việc Mỹ quay trở lại Hiệp định CP-TPP có thể là một lựa chọn tốt và được các thành viên hiện hữu mong đợi.

Trung Quốc cũng đã nộp đơn xin gia nhập CP-TPP năm 2021. Nếu Bắc Kinh trở thành thành viên chính thức của CP-TPP, có thể sau Anh Quốc thì cánh cửa vào hiệp định này của Mỹ sẽ bị đóng vĩnh viễn vì Bắc Kinh sẽ không đời nào bỏ phiếu thuận cho sự gia nhập CP-TPP của Mỹ dù trước đây Mỹ đã hào phóng đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc mấy chục năm qua.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: