1.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev mới đây cảnh báo Mỹ nên nghiêm túc xem xét các đe dọa hạt nhân của Nga để tránh Thế chiến 3.
Ông Medvedev cho rằng Mỹ đã sai khi tin rằng “Nga không bao giờ dám vượt qua một ranh giới nhất định”. Ông này nhấn mạnh : “Vì sự tồn tại của đất nước, Nga sẽ không có lựa chọn nào khác là sự dụng vũ khí hạt nhân”.
Vấn đề là vì sao Phương Tây luôn tin rằng “Nga không bao giờ dám vượt qua một ranh giới nhất định”. Đó hẳn là vì Phương Tây cũng như Ukraine đã không ít lần vượt lằn ranh đỏ của Nga, nhưng Nga chưa bao giờ dám nhấn nút hạt nhân như nhiều lần hăm dọa. Và rằng Phương Tây cho rằng nếu Nga dám bấm nút hạt nhân thì đã bấm rồi, chứ không để tới giờ này tiếp tục hăm với dọa.
Một điều nữa, khi khuyên Mỹ nên nghiêm túc xem xét các cảnh báo hạt nhân của Nga, Nga lại cho thấy chính họ mới là kẻ không nghiêm túc khi luôn miệng đem hạt nhân ra hù dọa.
Mỉa mai cho Nga là trong khi thích đem hạt nhân ra hù dọa, Nga lại kêu gọi thiết lập “một trật tự thế giới mới”, khiến người ta phải thắc mắc : “Trật tự thế giới mới” mà lại muốn dùng hạt nhân để giải quyết vấn đề sao?”.
Chỉ bọn vô lại mới nay hù mai dọa người khác. Và những kẻ thích đe dọa mạng sống người khác nhiều khi lại là bọn ham sống sợ chết hơn bất kỳ ai. Putin, Medvedev… là những kẻ như thế. Việc Phương Tây tỏ ra không quan tâm tới các đe dọa hạt nhân của Nga có thể xem là một sự khinh bỉ mà Phương Tây dành cho Điện Kremlin.
Rốt cuộc, chó thích sủa thì chó cứ sủa. Chẳng việc gì phải quan tâm tới chó.
2.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói ông lấy làm “khó hiểu” lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ về xung đột Nga-Ukraine.
Ông Lavrov chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ vừa cung cấp vũ khí cho Ukraine vừa tuyên bố sẵn sàng làm trung gian cho cuộc xung đột, với quan điểm rằng phải đạt được một giải pháp cho cuộc xung đột với điều kiện là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ông Lavrov gọi sự “không nhất quán” trong cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ là “khó hiểu”.
Thiết nghĩ, cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ chẳng có gì là “không nhất quán” hay “khó hiểu” như lời của Ngoại trưởng Nga. Ngược lại, phải nói là rất dễ hiểu và hoàn toàn nhất quán. Đó là Nga phải rút hết quân khỏi mọi vùng lãnh thổ của Ukraine mà Nga đang chiếm đóng. Và Thổ Nhĩ Kỳ sẵn lòng làm trung gian để các bên đạt được giải pháp mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là công bằng này. Công bằng ở đâu nếu Nga ăn cướp đất của Ukraine rồi sáp nhập vào Nga?
Ngay từ đầu xung đột, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp cho Ukraine những thiết bị quân sự thiết yếu, chẳng hạn UAV Bayraktar. Công ty quốc phòng Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất UAV gần thủ đô Kyiv.
Lập trường hiện nay về xung đột Nga-Ukraine của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nước này, trong khi có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine, đã chọn chính nghĩa chứ không chọn bên. Nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ không giả dối như một nước Đông Nam Á, khi nước đó luôn bô bô rằng chỉ chọn chính nghĩa chứ không chọn bên trong xung đột Nga-Ukraine. Nhưng thực tế lại cho thấy nước đó đã chọn bên chứ không chọn chính nghĩa.
Và cái bên mà nước đó chọn là nước Nga xâm lược, chứ không phải là Ukraine, nước bị xâm lược.