HIMARS có thể thay đổi cục diện?

HIMARS trong một cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines (ảnh: Dondi Tawatao/Getty Images)

Ngày 31 Tháng Năm Tổng thống Joe Biden xác nhận Mỹ đang gửi hệ thống hỏa tiễn tiên tiến tầm trung tới Ukraine. Chúng rất cần thiết để hạn chế bước tiến của lực lượng Nga ở phía Đông đồng thời cho phép phản công lấy lại các lãnh thổ đã mất…

Các hệ thống hỏa tiễn và đạn dược tiên tiến hơn, có thể đánh phá chính xác mục tiêu của kẻ thù cách xa gần 50 dặm (dưới 100 km), sẽ cho phép Ukraine tấn công chính xác hơn các mục tiêu quan trọng trên chiến trường. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Ukraine khẳng định sẽ không sử dụng hệ thống này để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, một động thái có thể leo thang xung đột, kích động sự trả đũa của Nga vào các lực lượng Mỹ hoặc đồng minh.

Hệ thống Pháo Hỏa tiễn Cơ động Cao (High Mobility Artillery Rocket System-HIMARS) có thể giúp Ukraine tấn công các mục tiêu xa hơn trong cuộc chiến pháo binh với Nga tại vùng Donbas đang giao tranh khốc liệt. Theo một quan chức giấu tên, Mỹ sẽ không cung cấp các loại đạn có tầm bắn xa nhất của hệ thống này cho Ukraine. Hệ thống hỏa tiễn tiên tiến tầm trung nằm trong gói thiết bị quân sự mới trị giá $700 triệu viện trợ cho Ukraine.

Ngày 27 Tháng Năm, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tố cáo phương Tây đã “tuyên chiến toàn diện” chống lại Nga. Ngay sau tuyên bố này, Bộ Quốc phòng Nga thông báo các lực lượng hỏa tiễn chiến lược của họ đang tiến hành các cuộc tập trận ở Ivanovo, phía Đông Bắc Moscow. Theo báo cáo của truyền thông nhà nước Nga, sư đoàn hỏa tiễn chiến lược là lực lượng bảo vệ chủ lực Moscow với trách nhiệm “răn đe hạt nhân trước mọi hành vi xâm lược”.

Các cuộc tập trận có sự tham gia của Yars, một loại hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa của Nga. Lực lượng Ukraine hiện sử dụng đại bác M777 do Mỹ chuyển giao, có tầm bắn khoảng 18 dặm. Các vũ khí tiên tiến khác mà Hoa Kỳ đã gửi gồm hàng ngàn hỏa tiễn vác vai Stinger và Javelin. Việc bổ sung hệ thống HIMARS vào kho vũ khí của Ukraine diễn ra khi Moscow chiếm ưu thế trong trận chiến pháo binh tại Donbas, bất chấp Mỹ và phương Tây đổ nhiều vũ khí vào Ukraine.

Có tầm bắn khoảng 50 dặm (80km), HIMARS là h thng gm sáu “hộc” chứa ha tin dẫn đường cỡ đạn 227mm hoặc một hộc lớn chứa hỏa tiễn chiến thuật (Army Tactical Missile System – ATACMS) có tầm xa đến 300km. Chỉ cần một nhóm nhỏ sử dụng, HIMARS có thể “thay đạn” chỉ trong vài phút. Mỹ chỉ có thể cung cấp Ukraine HIMARS chứ không thể ATACMS vì vic trang bị hệ thống như vậy có thể khiến Nga nổi điên dẫn đến những phản ứng nguy hiểm cho an ninh châu Âu nói chung.

Nga hiện kiểm soát phần lớn thành phố chiến lược Severodonetsk, một trong ít lãnh thổ chính cuối cùng do Ukraine nắm giữ ở phía Đông vùng Luhansk. Nga đã tấn công thành phố nhiều tuần với hoả lực áp đảo và đang tiến vào trung tâm thành phố. Dù phần lớn dân cư thành phố đã di tản trong vài tuần qua, vẫn còn lại 12,000 người, với nhiều người cao tuổi với điều kiện sống kinh khủng. Việc chiếm được Severodonetsk sẽ mang lại cho Kremlin một chiến thắng mang tính biểu tượng để động viên binh lính. Trong bài phát biểu hàng đêm ngày 31 Tháng Năm, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận Moscow đang huy động sức mạnh tối đa để đạt được mục tiêu nuốt trọn vùng Donbas tự trị. Ông cho biết có tới 100 quân nhân Ukraine có thể chết mỗi ngày trong các cuộc giao tranh.

Trong khi đó, các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, quân đội Nga mất tinh thần sau ba tháng không đạt được chiến thắng nào tầm cỡ, đang mắc phải những sai lầm tương tự tại Đông Ukraine khiến ý đồ chiếm trọn quốc gia này không còn khả thi. Một quan chức Ngũ Giác Đài nhận xét: Chính việc tăng tốc của quân Nga tại Donbas đã khiến họ suy giảm khả năng chiến đấu. Tính chung sức mạnh chiến đấu của quân Nga đã giảm khoảng 20%.

Tháng Tư, Putin bổ nhiệm một chỉ huy chiến trường mới, Tướng Aleksandr V. Dvornikov. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Dvornikov đã cố gắng điều động các đơn vị trên không và trên bộ hợp tác tấn công thay vì mạnh ai nấy bắn. “Các phi công Nga bắt đầu phối hợp với các binh sĩ trên mặt đất tại Donbas. Các đơn vị Nga cũng trao đổi với nhau về các mục tiêu chung. Nhưng rồi đâu lại trở về đấy” – Frederick W. Kagan, Giám đốc dự án tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận xét – Có những sai sót sâu sắc và cơ bản trong quân đội Nga không thể sửa chữa trong vài tuần dù cố gắng”.

Các phi công Nga vẫn tiếp tục thể hiện thái độ tránh né rủi ro như họ đã làm trong những tuần đầu của cuộc chiến: Lao qua biên giới để tấn công và nhanh chóng quay trở lại lãnh thổ Nga, và họ chỉ hoạt động chủ yếu trên chiến trường đang diễn ra. “Kết quả là Nga vẫn chưa tạo ra được ưu thế trên không rõ ràng nào” – một quan chức Mỹ nói. Có lẽ đây là lý do khiến “đồ tể” Dvornikov bặt vô âm tín trong hai tuần qua, dẫn đến việc các nhà quan sát suy đoán không biết ông ta có còn phụ trách chiến dịch không.

Quân đội Nga đã đạt được một số tiến bộ ở phía Đông, nơi hỏa lực tập trung hơn và đường tiếp tế ngắn hơn. Sau ba tháng đẫm máu, cuối cùng Nga đã chiếm được thành phố Mariupol vào giữa Tháng Năm, tạo được cây cầu trên bộ từ Bán đảo Crimea do Nga kiểm soát. “Nhưng Ukraine đang đẩy quân đội Nga về phía Bắc và phía Đông thành phố Kharkiv lớn thứ hai đất nước – Tướng Philip Breedlove, Cựu chỉ huy đồng minh tối cao của châu Âu, nói – Hiện người Ukraine đang tìm cách cắt đứt các đường tiếp tế của Nga và đẩy lực lượng của họ về phía sau”.

Việc cắt đứt các đường tiếp tế của Nga ở phía Đông Kharkiv sẽ khiến quân đội Nga rơi vào tình trạng tương tự như cuộc tiến công vào thủ đô Kyiv. Các đơn vị Ukraine mang hỏa tiễn chống tăng Javelin vác vai đã đánh chặn các đoàn xe Nga dài hàng dặm gần Kyiv, làm phá sản phương án A của “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Hỏa tiễn tầm trung HIMARS sẽ giúp quân Ukraine đạt được mục tiêu chiến lược này.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: