Phụ nữ Ukraine mang thai hộ “vượt cạn” dưới thời bom rơi đạn lạc

Iryna đang chăm sóc các em bé vào ngày 20 Tháng Ba năm 2022 tại Kyiv, Ukraine. Gần 20 đứa trẻ mang thai hộ, cùng với các nhân viên điều dưỡng của trung tâm mang thai hộ, sống trong một căn nhà tạm bợ dưới tầng hầm, sau khi Nga xâm lược Ukraine khiến cha mẹ ngoại quốc của các bé không thể đến nhận con. (ảnh: Anastasia Vlasova / Getty Images)

Ukraine là một trong số ít quốc gia cho phép công dân mang thai hộ người ngoại quốc. Gần đây, dịch vụ này trở lại sau những tháng nguy hiểm của cuộc chiến.

Viktoria là một trong những người mang thai hộ. Khi cuộc chiến nổ ra, cô đang mang trong mình bào thai cho một… khách hàng. Sau nhiều tháng sống trong cảnh co ro ở dưới hầm để tránh pháo kích ở phía Đông Bắc Ukraine, cô mới “chồi” lên di tản. Bào thai vẫn đang lớn dần, và Viktoria vẫn tiếp tục làm việc đó vì công ty môi giới mang thai hộ đã trả tiền và cấp cho cô một ngôi nhà ở thủ đô Kyiv để bảo đảm an toàn cho cô và thai nhi.

Svitlana và các y tá khác chăm sóc các em bé vào ngày 20 Tháng Ba năm 2022 tại Kyiv, Ukraine. Gần 20 đứa trẻ mang thai hộ, cùng với các nhân viên điều dưỡng của trung tâm mang thai hộ, sống trong một căn nhà tạm bợ dưới tầng hầm, sau khi Nga xâm lược Ukraine khiến cha mẹ ngoại quốc của các bé không thể đến nhận con. (ảnh: Anastasia Vlasova / Getty Images)

Cô là một trong số hàng trăm phụ nữ mang thai hộ đủ tháng (ít nhất là bảy tháng) chạy khỏi hầm trú bom ở những nơi không kích để sơ tán đến chỗ an toàn cho việc sinh nở.

Dịch vụ mang thai hộ ở Ukraine phải tạm dừng từ khi bị Nga đánh phá hồi đầu năm. Hiện nay, dù vẫn còn giao tranh, nhưng bất chấp rủi ro, các công ty môi giới dịch vụ mang thai hộ tiếp tục công việc của mình.

Phóng viên tờ New York Times phỏng vấn hàng chục bà mẹ mang thai hộ. Những phụ nữ này kể rằng nhờ khoản chu cấp từ các công ty môi giới và khách hàng, họ mới có tiền mà sinh sống và bây giờ họ mới có thể rời được khỏi các khu vực mà lực lượng Nga bao vây hoặc thường xuyên pháo kích. Nhưng cuộc “vượt cạn” của họ bây giờ khó khăn hơn nhiều so với thời bình, khi họ phải đối mặt những hiểm họa mới như vượt qua các trạm kiểm soát của binh sĩ Nga để rời khỏi lãnh thổ bị kiểm soát.

Các công ty môi giới dịch vụ mang thai hộ cũng đang tìm cách thích ứng với điều kiện khó khăn thời chiến. Ihor Pechenoha, Giám đốc y tế của BioTexCom – một bệnh viện mà cũng là công ty môi giới mang thai hộ lớn nhất Ukraine cho biết họ cố gắng không để mất thai phụ nào, bằng cách đưa tất cả các bà mẹ ra khỏi nơi mà quân Nga kiểm soát và pháo kích.

Bên cạnh việc giúp đỡ các phụ nữ mang thai hộ và gia đình của họ chuyển đến các thành phố an toàn hơn, một số chủ công ty phải chăm sóc các bé vì cha mẹ ruột của những đứa trẻ này chưa thể đến Ukraine để nhận con, do những trở ngại liên quan tới chiến sự. Burkovska, chủ công ty môi giới Ferta, còn phải đưa một bé sơ sinh về nhà riêng mình nuôi mấy tháng qua.

Iryna và các y tá khác chăm sóc các em bé vào ngày 20 Tháng Ba năm 2022 tại Kyiv, Ukraine. Gần 20 đứa trẻ mang thai hộ, cùng với các nhân viên điều dưỡng của trung tâm mang thai hộ, sống trong một căn nhà tạm bợ dưới tầng hầm, sau khi Nga xâm lược Ukraine khiến cha mẹ ngoại quốc của các bé không thể đến nhận con. (ảnh: Anastasia Vlasova / Getty Images)

Nhưng khi sống dưới thời bom rơi đạn lạc, các phụ nữ đang mang thai hộ phải bảo vệ mạng sống của chính họ, thì mới kiếm được tiền khi sanh ra một đứa bé. Việc bảo vệ mạng sống trong lúc giao tranh ác liệt, không dễ dàng và rất may rủi. Ở ngoại ô thủ đô Kyiv, sau khi thoát khỏi lãnh thổ mà lực lượng Nga kiểm soát, các thai phụ đẻ thuê phải ngủ trong xe hơi bên vệ đường bụi bặm. Nhiều lúc họ còn phải chui xuống hầm dưới lòng đất, hoặc đối mặt với sự thẩm vấn của binh lính Nga.

Trong tháng đầu của cuộc chiến, có 19 bà mẹ mang thai hộ “vượt cạn” thành công, 19 trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng trong một nhà trẻ dưới tầng hầm ở Kyiv. Tới Tháng Tám vừa qua, các bé đã về nhà cùng cha mẹ mình.

Natalia kiểm tra một bé trai mà cô gọi là “Romeo” lần cuối trước khi đưa cậu bé đến gặp bố mẹ. (ảnh: Anastasia Vlasova / Getty Images)

Albert Tochylovsky, Giám đốc BioTexCom, cho hay cuộc chiến không làm giảm nhu cầu đối với dịch vụ mang thai hộ của các cặp vợ chồng đang khao khát sinh con. Họ vẫn kiên nhẫn tìm người mang thai hộ, bất chấp cuộc chiến vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Trước khi Nga tấn công, BioTexCom giúp thụ thai cho khoảng 50 phụ nữ mỗi tháng. Từ đầu Tháng Sáu, công ty thực hiện ít nhất 15 ca mang thai mới. Họ chuyển các bà mẹ từ những đô thị tiền tuyến và các vùng mà Nga kiểm soát tới thủ đô Kiev và những nơi an toàn hơn. Những phụ nữ mang thai hộ xem đây là “công việc” của mình, cách để tránh cảm giác gắn bó với những đứa trẻ mà họ sẽ sinh ra. Sự thật, đó là “công việc”, vì họ làm điều này để có tiền mà lo cho những đứa con của họ. Olha, 28 tuổi, nói thẳng: “Tôi mang thai hộ vì chuyện kinh tế, vì tôi có sức khỏe tốt và có thể giúp người giàu sinh con.”

Nhân viên an ninh đặt em bé lên xe để đưa đến nhà ga gặp cha mẹ của bé dưới sự giám sát của Ihor Pechenoha, Giám đốc y tế của BioTexCom. Hình chụp hôm 20 Tháng Ba năm 2022 tại Kyiv, Ukraine. (ảnh: Anastasia Vlasova / Getty Images).

Một người mang thai hộ được nhận $20,000 cho mỗi lần “vượt cạn” thành công. Chiến tranh nổ ra, nhiều phụ nữ Ukraine lâm vào cảnh túng bấn, khiến họ càng muốn làm “công việc” này để kiếm tiền, nhưng trong thời chiến thì rất khó thực hiện. Ví dụ Viktoria và gia đình cô được đưa tới sống trong ngôi nhà ở Kyiv để dưỡng thai, nhưng khi sanh nở rồi, cô chưa biết đưa gia đình mình đi đâu. Trở về quê hương Kharkov không được, vì nơi đó ngày đêm vẫn đang hứng những trận pháo kích kinh hoàng.

Một phụ nữ mang thai hộ tên là Nadia sống tại một làng trên lãnh thổ do Nga kiểm soát, nơi không có nguy cơ bị pháo kích. Nhưng cô quyết định di tản đến lãnh thổ do Ukraine kiểm soát để sinh em bé, vì sợ rằng chính quyền của Nga sẽ từ chối quyền giám hộ của cha mẹ ruột đứa trẻ và cô sẽ mất khoản thù lao. Nadia cùng chồng và con gái 11 tuổi ngủ trong xe bên vệ đường suốt hai ngày để chờ qua chiến tuyến.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quà cho Mẹ
Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, cô giáo Thúy giải thích ý nghĩa của mùa lễ đặc biệt này và hướng dẫn học trò làm món quà cho mẹ. Sau…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: