Sức khỏe cộng đồng đang bị đe dọa!

Số người không đi chích ngừa giảm đáng kể. (Hình minh họa: CDC/Unsplash)

“Cúm gia cầm, Oropouche, Mpox, Norovirus, metapneumovirus ở người và mối đe dọa liên tục của COVID-19 là một số trong nhiều thách thức về sức khỏe cộng đồng mà thế giới phải đối mặt trong năm nay. Biến đổi khí hậu đang khiến nhiều đợt dịch bệnh bùng phát với tốc độ nhanh hơn,” nhà báo chuyên về y tế Sunita Sohrabji mở đầu cuộc họp báo của của Ethnic Media Services, hôm 10 Tháng Giêng vừa qua. Cuộc họp có hàng trăm nhà báo từ các nơi tham dự qua Zoom.

Tại cuộc họp, các chuyên gia phân tích sâu về các bệnh này và đặt câu hỏi: liệu Hoa Kỳ có đủ khả năng để quản lý các đợt bùng phát hay không. Các diễn giả trình bày tại cuộc họp gồm có Bác Sĩ Nahid Bhadelia, giám đốc sáng lập Trung tâm về các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại đại học Boston University; Bác Sĩ Peter Chin-Hong, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, đại học University of California, San Francisco; Tiến Sĩ Benjamin Neuman, giáo sư sinh học, đại học Texas A&M University; Bác Sĩ Maurice Pitesky, Khoa Thú Y, University of California, Davis; Tiến Sĩ William Schaffner, giáo sư Y khoa tại Khoa Bệnh truyền nhiễm, đại học Vanderbilt University School of Medicine.

Thế giới hiện đang phải đối mặt với ít nhất 5 thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng, như các dịch bệnh mà nhà báo Sohrabji nêu ra, cùng với các biến thể phụ mới, dễ lây nhiễm hơn của COVID 19. Hoa Kỳ không nằm ngoài những thách thức ấy, điền hình là cả dịch cúm ở người và gia cầm đang “hoành hành” cả nước ngay từ những ngày đầu năm mới 2025.

Trong khi đó, khả năng khi Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump nhậm chức, ông sẽ rút Hoa Kỳ khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), như là điều ông làm trong nhiệm kỳ đầu của mình. cộng đồng y tế toàn cầu đang nổi lên Ông Trump rút Hoa Kỳ khỏi trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Liệu ông Trump có làm như vậy khi quay trở lại Tòa Bạch Ốc lần này? “Tôi thật sự lo ngại điều ấy xảy ra,” Bác Sĩ Nahid Bhadelia, diễn giả đầu tiên cho biết. “WHO đóng vai trò là phương tiện để các quốc gia có thể tham gia và chia sẻ dữ liệu. Và nếu rút khỏi tổ chức đó, chúng ta sẽ tự chuốc lấy nguy cơ bị loại khỏi cộng đồng toàn cầu. Các trận cháy rừng mất kiểm soát hoành hành khắp Quận Los Angeles, tàn phá hoàn toàn nhiều thị trấn và giết chết hàng chục người, tôi cũng lo ngại về biến đổi khí hậu, về tác động của các thảm họa sức khỏe cộng đồng liên quan đến biến đổi khí hậu.”

Cháy kinh hoàng ở Los Angeles ngay những ngày đầu năm 2025. (Hình: Facebook)

Bác Sĩ Bhadelia Bhadelia cũng lưu ý đến sự lãnh đạo trước đây của Hoa Kỳ về những cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, bao gồm Kế Hoạch Cứu Trợ Khẩn Cấp Của Tổng Thống về AIDS (President’s Emergency Plan for AIDS Relief – PEPFAR), do cựu Tổng Thống George W. Bush thành lập vào năm 2003. PEPFAR được thành lập tại hơn 50 quốc gia và đã cứu được 25 triệu người được chẩn đoán mắc HIV/AIDS. Trong đại dịch Covid-19, chính quyền của Tổng Thống Joe Biden khởi động lại Liên Minh QUAD, tập hợp các nhà lãnh đạo từ Úc, Ấn Độ, Trung Quốc và Hoa Kỳ để cung cấp 1.2 tỷ liều vaccine được sản xuất tại Ấn Độ cho các quốc gia cần đến. “Tôi hy vọng rằng chính quyền Trump sẽ thấy được lợi ích của mối quan hệ QUAD. Bác Sĩ Bhadelia nói: “Chắc chắn điều đó đã đóng một vai trò lớn trong thời kỳ COVID-19, đặc biệt là xung quanh việc phân phối vaccine và chia sẻ vaccine.”

Một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà tất cả các diễn giả đều quan tâm là sự gia tăng của bệnh cúm ở người. Hôm 3 Tháng Giêng, Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh ban hành thông báo, lưu ý rằng các trường hợp mắc bệnh cúm đã tăng 20% ​​so với năm 2023. Trong phần trình bày của mình, Bác Sĩ Chin-Hong tỏ ý lo ngại về tình hình nhiều người không tin vào vaccine, chích ngừa không đầy đủ thì sẽ không phát huy được tác dụng của vaccine.

Bác Sĩ Chin-Hong cũng nói thêm về virus Oropouche, một loại virus ít được biết đến, đã lây nhiễm cho hơn 10,000 người ở Nam Mỹ và 188 trường hợp ở Hoa Kỳ, chủ yếu liên quan đến du lịch. Viruis này lây lan qua vết cắn của muỗi và lây truyền qua đường tình dục, có thể gây viêm não hoặc viêm màng não ở những trường hợp nghiêm trọng. Bác Sĩ Chin-Hong không nghĩ dịch bệnh này sẽ bùng phát ở Mỹ, “nhưng chúng ta đang chứng kiến ​​một đợt bùng phát chưa từng có, đặc biệt là ở Nam Mỹ hiện nay và ở vùng Caribe. Và đó là vì những lý do mà chúng ta biết, bao gồm nạn phá rừng và biến đổi khí hậu”, ông nói thêm.

Giống như Oropouche, Mpox, đã lây nhiễm cho hơn 50,000 người ở Châu Phi và giết chết 1,000 trẻ em dưới 15 tuổi, cũng liên quan đến biến đổi khí hậu và nạn phá rừng, Bác Sĩ Chin-Hong cho biết. Trường hợp đầu tiên mắc bệnh Mpox tại Hoa Kỳ được phát hiện vào Tháng Mười Một năm ngoái tại Khu vực Vịnh San Francisco. Mpox có thể lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với động vật. Hôm 9 Tháng Giêng, Trung Quốc tuyên bố họ đã xác định được một chủng virus dễ lây lan hơn, nhưng ở Mỹ thì chưa.

Về COVID-19, Tiến Sĩ Benjamin Neuman cho biết số người không đi chích ngừa giảm đáng kể, do chích ngừa là tự nguyện, không bắt buộc. Ông nhấn mạnh: “Chích ngừa không đủ liều là một mối đe dọa. Có thể thấy một số lưới an toàn của miễn dịch cộng đồng đã bảo vệ chúng ta kể từ giữa những năm 1900 bị phá bỏ.

Từ trái: Nahid Bhadelia, Benjamin Neuman, Peter Chin-Hong. (Hình: EMS cung cấp)

Trong phần trình bày của mình, Tiến Sĩ William Schaffner nói về sự gia tăng đáng báo động các trường hợp nhiễm metapneumovirus ở người tại các quốc gia Á châu, như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Kazakhstan… Nhưng ông cho rằng căn bệnh này không mới, mà đã tồn tại trong nhiều thập niên qua, ở nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, và thường xảy ra vào mỗi mùa đông. Ông cho biết: “Các cơ quan y tế công cộng Trung Quốc nói điều này nằm trong giới hạn bình thường của những gì họ thấy trong mùa đông. Tôi nghĩ chúng ta có thể tin tưởng metapneumovirus ở người sẽ không gây ra đại dịch toàn cầu.”

Bác Sĩ Maurice Pitesky cho biết cúm gia cầm lây truyền qua virus H5N1 ở các loài chim và động vật hoang dã và thuần hóa, và hiện nay cũng có ở người, đang gia tăng một cách đáng báo động ở 6 châu lục suốt ba năm qua, ảnh hưởng tệ hại đến kinh tế và an ninh lương thực.

Nhưng Bác Sĩ Pitesky nhấn mạnh, điều quan trọng là phải nhận ra là Hoa Kỳ không có hệ thống giám sát tốt đối với những công nhân có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Một khi không có sự giám sát tốt, nếu virus tiếp tục tiến hóa và đột biến, sẽ lây truyền từ người sang người. Trong khi đó, hầu hết công nhân ngành sữa và gia cầm phần lớn là những người nhập cư mới, họ rất ngại khi báo cáo tình hình bệnh tật, và một khi đã lây bệnh cho nhau, sẽ bị thiếu hụt nhân công.

Bác Sĩ Maurice Pitesky (trái) và Tiến Sĩ William Schaffner. (Hình: EMS cung cấp)

Về việc lây nhiễm Norovirus (một loại virus dạ dày và ruột rất dễ lây lan), Giáo Sư Schaffner cho biết Norovirus có thể lây lan qua tiếp xúc cá nhân gần, môi trường và thậm chí cả động vật có vỏ sống. Theo ông, hiệu quả nhất là rửa tay bằng xà phòng và nước, không phải chất khử trùng. Hiện tại vẫn chưa có vaccine nào cho Norovirus. Một khi bị nhiễm virus này, chỉ cần uống nước chậm rãi, từng ngụm, để làm cân bằng chất lỏng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Ăn tỏi tốt… da
Được biết đến với hương vị nồng nàn và mùi thơm độc đáo, từ lâu, tỏi được ca ngợi vì không chỉ là một nguyên liệu hữu ích cho nhiều…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: