Chùa Nghệ Sĩ được im lặng trả lại tên, ai cũng chối quanh

Cổng chính điện của Chùa Nghệ Sĩ

Sau những lời bàn tán về sự tiếm danh của Hội Sân Khấu TP.HCM, vào chiều ngày 20 Tháng Sáu 2022, người dân sống chung quanh Chùa Nghệ Sỹ đã thấy tấm bảng “Hội Sân Khấu TP.HCM – Nghĩa Trang Nghệ Sĩ” mới vừa được gắn trước cửa chùa Nghệ Sĩ, đã được im lặng tháo xuống mang đi, trả lại chỗ cho dòng chữ “Chùa Nghệ Sĩ” bị che khuất trước đó.

Như tin tức mà Saigon Nhỏ đã loan tải, sự kiện bất ngờ thay tên Chùa Nghệ Sĩ khiến dư luận xôn xao. Được biết Chùa Nghệ Sĩ, trước đây là Nhựt Quang Tự, tọa lạc tại 116/6 Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp, Sài Gòn là nơi hết sức quen thuộc với người dân, vì nơi này có mộ và tro cốt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thời VNCH được gìn giữ.

Trước đó, khi báo chí phỏng vấn ông Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, là “Vì sao phải đổi tên “chùa Nghệ Sĩ” thành “Nghĩa trang Nghệ Sĩ”, ông Giàu đã trả lời: “Đây là vấn đề phức tạp vì liên quan đến nhiều bên cũng như về mặt pháp lý. Chúng tôi cần trao đổi, thảo luận kỹ lưỡng trước khi đưa ra phát ngôn chính thức đến mọi người”.

Bảng Nghĩa Trang Nghệ Sĩ của Hội Sân Khấu nhà nước đã im lặng tháo xuống

Thế nhưng vào ngày 20 Tháng Sáu, khi tháo bảng có đề tên Hội Sân Khấu TP.HCM quản lý nơi này, ông Giàu lại đổ thừa việc đổi tên chùa do Ban Ái hữu nghệ sĩ (một tổ chức trực thuộc Hội Sân khấu TP.HCM) thực hiện, vì vậy trong những ngày tới hội sẽ tổ chức họp và có thông tin chi tiết đến với báo chí về vụ việc.

Tuy nhiên, ông Giàu không nói rõ, những ai trong Ban Ái Hữu Hữu đồng thuận với quyết định này, cũng như từ đâu mà có quyết định này.

Thế nhưng, theo trả lời của nghệ sĩ Trịnh Kim Chi, hiện nay là Phó chủ tịch Hội Sân Khấu TP.HCM cho biết, sự kiện này xảy ra là từ quyết định của Hội, được đưa ra sau cuộc họp của ban Chấp hành Hội. Trước đó, các sinh hoạt tín ngưỡng của chùa đã bị buộc phải ngừng lại và ban Ái hữu Nghệ sĩ dựa vào thế chính quyền, cũng yêu cầu các sư tại chùa dọn ra ngoài ngay lập tức để đóng chùa.

Vào chiều ngày 19 Tháng Sáu, khi phóng viên của Saigon Nhỏ gọi điện thoại cho Ủy Ban Nhân dân quận Gò Vấp để tìm hiểu về lý do của chuyện đổi tên, thì một viên chức trực máy không xưng tên, trả lời cho biết rằng “quận chưa có chủ trương gì liên quan đến Chùa Nghệ Sĩ”. Còn trong thông cáo gửi đi cho các báo, quận Gò Vấp cho biết là mọi chuyện xảy ra mà họ không hay biết gì, lại có ý như trách móc phía đã thực hiện việc này “Đây là địa điểm có tính truyền thống của nghệ sĩ. Hội Sân khấu TP.HCM cần phải liên hệ với các sở ngành, cơ quan có thẩm quyền của thành phố và chính quyền địa phương để có thông tin, đề xuất và thống nhất các vấn đề liên quan đến Chùa Nghệ Sĩ nếu muốn có những thay đổi ở đây”.

Danh sách các mộ phần nghệ sĩ lưu ở chùa.

Chùa Nghệ Sĩ do nghệ sĩ Phùng Há quyên góp tiền cho Hội nghệ sĩ Ái hữu tương tế mua khoảng năm 1958 để làm nơi yên nghỉ cho các nghệ sĩ cải lương. Sau đó ông bầu Năm Công đã xin làm một am tu hành và ông bầu Xuân đã xây dựng, mời thầy trụ trì về, trở thành Chùa Nghệ Sĩ từ những năm 1970. Hiện nay Chùa Nghệ Sĩ là điểm đến quen thuộc với người dân vì nơi đây có mộ và tro cốt của hơn 500 nghệ sĩ nổi tiếng cũng như là nơi tá túc của một số nghệ sỹ về già không nơi nương tựa.

Từ chuyện thay bảng tên đã khiến công chúng hết sức hoang mang về sự kiện này, thì nay việc trả lại bảng tên và những lời giải thích loanh quanh, thiếu trách nhiệm lại khiến mọi người thêm một lần nữa hoang mang.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: