Giảm tuyển dụng lao động là Việt kiều, ngoại kiều, sinh viên mới ra trường

Các phiên tuyển dụng lao động của các ngành giờ hiếm được tổ chức, lại còn hiếm có chỗ cho sinh viên mới ra trường – Ảnh cắt từ video của Pháp Luật

Nhu cầu tuyển dụng lao động tại Việt Nam trong bốn tháng đầu năm 2023 giảm trung bình 18% so với 2019 (trước dịch) và giảm trung bình 16% so với 2022 (sau dịch).

Đó là báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự của Navigos Group, công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự, hiện sở hữu trang tìm kiếm việc làm trực tuyến VietnamWorks.com và thương hiệu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao Navigos Search. Kết quả trên so sánh dữ liệu trong bốn tháng đầu năm 2019 (trước COVID-19), bốn tháng đầu năm 2022 (sau COVID-19) và bốn tháng đầu năm 2023.

Đặc biệt, Navigos Group cho hay các ngành đều giảm tuyển dụng lao động cấp trung và cao cấp là Việt kiều và ngoại kiều đến 39%. Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ, hợp đồng ngắn hạn giảm đến 63%, sinh viên mới tốt nghiệp giảm 49%.

Đối với ngành dệt may và da giày, nhu cầu tuyển dụng lao động tiếp tục sụt giảm đến 39%; ngành xây dựng và bất động sản giảm đến 34%; ngành thu mua, vật tư và cung vận giảm 25%; ngành vận tải và logistics giảm 22%.

Ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn giảm tuyển dụng 43%; nhóm ngành marketing giảm tuyển dụng 28%; nhóm ngành pháp lý và hành chính cũng giảm tuyển dụng đến 31%.

Trong bối cảnh sụt giảm tuyển dụng nhân sự chung, có hai ngành tăng tuyển dụng lao động là ngân hàng và dịch vụ tài chính (tăng 10%) và ngành hàng tiêu dùng (tăng 10%).

Còn ngành có nhu cầu tuyển dụng ổn định là chăm sóc sức khỏe và bán lẻ, bán buôn.

Các chuyên viên nhân sự của Navigos nhận định sau bốn tháng đầu của năm 2023, chưa có tín hiệu tích cực nào về tình hình kinh tế thị trường quốc tế và trong nước. Năm tài chính mới đã bắt đầu nhưng các công ty vẫn “án binh bất động” trong trạng thái chờ và nghe ngóng thị trường, khi lo ngại về sự bất ổn của nền kinh tế thế giới.

Navigos Group dự báo cho đến khi nền kinh thế giới chạm đáy và phục hồi trở lại, các công ty sẽ cắt giảm chi phí để bảo toàn nhân sự, hoặc có thể thắt chặt thêm nếu tình hình trở nên tệ hơn.

Sinh viên thực tập tại một công ty cơ khí ở Sài Gòn – Ảnh: Tuổi Trẻ

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam trong năm tháng 2023 có chỉ số tiêu dùng (CPI, viết tắt từ “consumer price index”, là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát) bình quân tăng 3.5%; nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm 7.3%; tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 14.7%; số khách quốc tế tăng 12.6 lần.

VietnamPlus ngày 30 Tháng Năm 2023 cho biết, tính chung năm tháng đầu năm 2023, có 55,200 công ty tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 20.3% so với năm ngoái; 25,500 công ty ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 34.1%; 7,300 công ty hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 6.5%. Bình quân một tháng có 17,600 công ty ngưng hoạt động.

VTV ngày 20 Tháng Năm 2023 dẫn lời bà Trần Thị Thanh Hà, trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ Tháng Chín 2022 cho đến Tháng Ba 2023, số liệu thống kê cho thấy đã có 560,000 người lao động bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm đơn hàng, trong đó riêng ngành ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ đã giảm khoảng 200,000 lao động trong thời gian qua.

Nói chung, kinh tế ảm đạm, khi công ty tiêu điều thì người lao động… cũng tiêu.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: